Dành 2 phút để hiểu hơn về sự TRẮNG TAY của người ngành Y ở tuổi 23!

Dành 2 phút để hiểu hơn về sự TRẮNG TAY của người ngành Y ở tuổi 23!

Khi bạn bè tốt nghiệp, có đứa đã lập thành gia thất thì những người ngành Y tuổi 23 vẫn đang loay hoay trên hành trình học hành của mình mới được hơn phân nửa với nỗi lo không tên.

Dành 2 phút cuộc đời để hiểu người ngành Y ở tuổi 23 TRẮNG TAY ra sao!

Dành 2 phút cuộc đời để hiểu người ngành Y ở tuổi 23 TRẮNG TAY ra sao!

Với những người 23 tuổi mà vẫn trắng tay chắc bạn hiểu hơn ai hết cái cảm giác tự ti, chán nản và không biết bản thân mình phải bắt đầu từ đâu. Nỗi lo những ngày đầu tiên ra trường, chập chững tìm việc làm rồi tự xoay xở cuộc sống khi tháng tháng vẫn phải ngửa tay xin từng đồng của bố mẹ vẫn còn đó. Đọc những trăn trở dành cho những cô gái, chàng trai ngành Y tuổi 23 để thấy đời không như là mơ nhé!

Viết cho những cô gái, chàng trai ngành Y 23 tuổi mà vẫn TRẮNG TAY!

Không giống như bao lứa sinh viên ngoài kia, 23 tuổi là dấu mốc đánh dấu nhiều cái đổi thay ở trong đời. Đó là sự chuyển mình từ một sinh viên thành một cử nhân, từ một đứa chỉ biết “ăn bám bố mẹ” thành một người trưởng thành tự lo cho bản thân, có công việc, có tiền và đã đủ an tâm để yêu và chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Nếu 18 là đủ tuổi để trở thành công dân thì 23 tuổi là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành và độc lập của sinh viên. Tuổi 23 sẽ còn nhiều vấp váp, sai lầm. Và đó cũng sẽ là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Vậy nhưng, khi nào cũng có những ngoại lệ. Với những cô gái, chàng trai, thông minh xinh đẹp và giỏi giang thì 23 tuổi chẳng có ý nghĩa gì đối với họ. Họ vẫn còn là một sinh viên khi bạn bè cùng trang lứa đã bước vào đường đời, đã có được tháng lương đầu tiên và cũng đã có những thứ của riêng mình. Sẽ ghen tỵ và thiệt thòi nhiều lắm! Đó cũng chính là trăn trở mà bác sĩ Chu Hòa Sơn, bác sĩ đa khoa, hiện đang công tác tại Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã từng trải qua ở năm học gần cuối của mình. Đó là khoảng thời gian khủng hoảng và mất tập trung nhất trong những năm học Y. Có lẽ nếu không đủ quyết tâm và dũng cảm thì khó có thể làm tốt.

Chẳng phải tự nhiên mà người ta nói “người ngành Y ở tuổi 23 vẫn còn trắng tay”. Sự thật là ở tuổi nào thì con người ta cũng có những quyết định cần lựa chọn. Khi bạn bè của chúng ta lựa chọn công việc, công ty, tương lai, địa điểm làm việc, tình yêu thì người ngành Y chọn đi hay ở trên con đường Y nghiệp vốn chẳng dễ dàng với ai. Dù không quá giàu có hay dư dả nhưng chí ít 23 tuổi với những người học ngành không phải Y Dược chắc hẳn đã không còn chờ bố mẹ gửi tiền ra hằng tháng, không còn phải ngửa tay xin từng đồng của bố mẹ. Niềm vui đó với người học Y ở trình độ đại học vẫn còn rất lâu. 23 tuổi, những người khác đã lớn hơn, biết nghĩ về tương lai nhiều hơn một chút, tìm chỗ dựa vững chắc hơn để dựa vào để học cách làm vợ, làm mẹ và làm một người biết lo toan. Ý kiến này cũng đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều người đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Viết cho những cô gái, chàng trai ngành Y 23 tuổi!

Viết cho những cô gái, chàng trai ngành Y 23 tuổi!

23 tuổi, người ta có chồng, có vợ, có việc làm, có xe, có nhà, có con, có những thứ mà không thể không có để sống đó chính là tiền thì với người học Y thì lại khác. 23 là con số chứng tỏ đã đến lúc bạn phải bơi trong biển kiến thức y học ngày càng rộng lớn, từ chẩn đoán cho đến điều trị cho chính xác. Nếu nói bác sĩ ở tuổi này vững tay nghề, có kinh nghiệm hay tự tin chữa bệnh cho người khác là một điều không thể. 23 tuổi với người ngành Y vẫn chỉ là một con số không tròn trĩnh, không hơn không kém. Bắt đầu từ hành trình ấy đã nuôi lớn tình yêu với nghề của những bạn sinh viên hãy cõn rất trẻ.

Người ta bảo sinh viên Y mới ra trường là một tờ giấy trắng những NHEM NHUỐC?

Chỉ cần hình dung những bạn sinh viên Y sau khi tốt nghiệp ra trường, dù đã học không biết bao sách, kiến thức và kỹ năng, đã trực và thực hành không ít những ca bệnh trên thực tế bạn vẫn chỉ là một tờ giấy trắng mà thôi. Tờ giấy mà người sinh viên Y đang có trắng nhưng không toàn toàn sạch. Người ta đã vẽ lên đó mỗi thứ một ít, học cái này chưa hiểu lại học khoa khác, kiến thức cập nhật liên tục mà vẫn thấy mình cũ, vẫn chẳng biết gì nhiều, phác đồ này, loại thuốc kia đã lỗi thời không còn nên áp dụng nữa …Đó cũng là suy nghĩ của bạn H. sinh viên năm cuối Cao đẳng Xét nghiệm y học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về những ngày tháng ra trường sắp tới.

Với cô gái ngành Y ở tuổi 23 vẫn còn giản dị, tự nhiên lắm. Em còn chẳng biết tự trang điểm, make cho mình xinh đẹp hơn khi đến một nơi quan trọng hay đơn giản chỉ là đi học. Có đôi khi, ngủ dậy, soạn sách vở xong chuẩn bị đồ là đi nhanh đến viện kẻo muộn giờ trực. Em chẳng có  nhiều bộ cánh đẹp lộng lẫy, váy vóc quần áo lụa là như những cô gái ngoài kia. Blouse em mặc chỉ cố giữ sao cho thật trắng, thật phẳng phiu để tự tin đi hỏi bệnh được tôn trọng chứ cũng chẳng có lúc nào được đi giày cao gót hay điệu một tý là sơn móng tay. Nếu người khác làm giàu và có được tuổi 23 với thành công, tiền bạc và những điều mới mẻ thì tuổi 23 của cô gái chàng trai ngành Y là nhiệt thành, trái tim lương thiện và yêu thương con người hết mực.

Người ta bảo sinh viên Y mới ra trường là một tờ giấy trắng những NHEM NHUỐC?

Người ta bảo sinh viên Y mới ra trường là một tờ giấy trắng những NHEM NHUỐC?

Đó cũng chính là niềm tự hào mà những cô gái, chàng trai ngành Y ở tuổi 23. Câu chuyện được đăng tải trên trang Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Trang Minh