Ai học Y cũng đã hơn 1 lần muốn “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG”

Ai học Y cũng đã hơn 1 lần muốn “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG”

Áp lực thi cử, chương trình học quá nặng và kéo dài, chi phí chồng chất…là những nguyên nhân khiến sinh viên ngành Y bỏ học ngày càng nhiều?

Ai học Y cũng đã hơn 1 lần muốn “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG”

Ai học Y cũng đã hơn 1 lần muốn “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG”

Đây là câu hỏi rất phổ biến đối với sinh viên đang theo học ngành Y trên cả nước ở trình độ đại học…nhưng để tìm ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất thì không phải ai cũng có thể làm được. Vậy tại sao cố gắng phấn đấu mãi để được học Y để rồi vào trường thì lại bỏ học giữa chừng?

Người ta bảo nghề Y là nghề “trong chán ngoài thèm”?

Mỗi một cái nghề khi đã chấp nhận dấn thân, theo đuổi và xem là một cái nghiệp của mình thì dẫu nghề ấy có nguy hiểm, có chán nản và mất mát ra sao thì người theo vẫn cứ theo. Và cái nghề được ngợi ca nhiều, chê bai cũng lắm, bon chen dữ mà thất bại cũng tràn trề như cái nghề bác sĩ, thầy thuốc hay gọi chung là nghề y cũng đã từng khiến nhiều người phải trăn trở nhọc lòng lắm thay. Nghề thầy thuốc vì thế mà sớm trở thành cái nghề “đầy thị phi”. Nghề của những lời mỉa mai, nghề của rèm pha và sự nguy hiểm. Nếu bạn không đủ dũng khí và can đảm thì đừng thản nhiên mà theo nghề khi chưa biết cái công việc ấy sẽ khiến bạn phải đánh đổi nhiều đến cỡ nào. Thực ra cái nghề ấy là nghề “trong chán ngoài thèm” mà thôi.

Ban tư vấn tuyển sinh của Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur năm nào cũng nhận được hàng tá câu hỏi về công việc của một nhân viên y tế. Nhiều bạn thí sinh mong muốn trở thành bác sĩ nhưng bản thân thì trình độ chỉ có hạn, điểm chuẩn thi vào các trường không đủ, thậm chí còn không hiểu làm thầy thuốc sướng khổ ra sao vẫn đăng ký theo học. Người ta cứ nghĩ làm nghề này sẽ được trọng dụng, trọng vọng như các quan ngày xưa. Nhưng không thực tế, làm nghề chữa bệnh cứu người rồi, học Y rồi, thực hành rồi, đi trực rồi, thi rồi mới thấy cái nghề này khổ hơn bất kỳ nghề nào. Phải có đủ tâm và tầm thì mới có thể theo được với nghề đến cùng. Bởi vậy, để làm được cái nghề này ở Việt Nam, các bạn không chỉ là người giỏi mà còn là người dũng cảm, kiên trì và thực sự có sức bền. Tâm sự của một bạn sinh viên đại học Y năm nhất ngành Y khoa trên trang tin của các bạn sinh viên Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  dường như đã lột tả chân thực nhất những gì mà người học Y đã phải trả qua. Đó là việc chàng trai trẻ quyết định bỏ sự nghiệp trở thành bác sĩ của mình chỉ trong một nốt nhạc chỉ vì trong buổi thực hành môn giải phẫu đầu tiên bạn đã sốc. Sốc vì bản thân bạn chẳng thể chịu nổi mùi phooc-môn ngâm xác người vừa ngây vừa khó chịu đến mức buồn nôn. Dù mạnh mẽ đến đâu thì bản thân nam nhi ấy lại càng không dám nhìn xác người khô đặt trên bàn thí nghiệm để học những gì mà thầy vừa chỉ dậy. Vậy là bao năm đèn sách, cố gắng để có được kết quả tốt nhất đủ điểm chuẩn vào trường đại học của bạn phút chốc tan thành mây khói. Bạn đã bỏ học để theo một cái nghề hợp hơn với bản thân. Vậy là sau năm nhất của chương trình đào bác sĩ đa khoa đã có rất nhiều sinh viên từ bỏ bước mơ trở thành bác sĩ vì nhiều lý do khác nhau.

Người ta bảo nghề Y là nghề “trong chán ngoài thèm”?

Người ta bảo nghề Y là nghề “trong chán ngoài thèm”?

Những nguyên nhân khiến sinh viên ngành Y muốn bỏ nghề?

Để nói về những nguyên nhân khiến cho sinh viên ngành Y bỏ học và không muốn theo nghề thì có vô vàn. Đó là câu chuyện của những bạn sinh viên học năm nhất cho đến lúc ra trường. Mỗi người một câu chuyện nhưng chung quy lại đều nhận thấy không đáp ứng được sự khắc nghiệt của nghề nên đành phải bỏ dỡ ước mơ đẹp của chính mình. Và chính những câu chuyện đó đã khiến cho nhiều bạn trẻ thực sự đã lựa chọn được con đường phù hợp với bản thân mình về điều kiện, trình độ lẫn công việc tương lai sau khi ra trường. Bạn Hoa, hiện đang là sinh viên năm cuối của lớp Cao đẳng Xét nghiệm y học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  bày tỏ vui mừng vì đã không trúng tuyển vào đại học Y. Bạn nói: “Em thấy mình may mắn khi đã không học Y vì chương trình học quá nặng mà bản thân gia đình em không có đủ kinh tế để nuôi em lâu như vậy. Học Cao đẳng là quyết định sáng suốt em và em không bao giờ hối hận vì quyết định này”.

Nguyên nhân khiến các bạn trẻ vốn đã rất yêu nghề nhưng không theo nghề có thể là: năm thứ hai khi học giải phẫu thực hành mới nhận ra bản thân sợ máu, không thể làm gì nếu nhìn thấy máu. Vậy là bỏ học, dừng theo nghề. Đơn giản vậy thôi! Đến năm thứ 3 lại nghe tin có vài sinh viên bỏ học vì khi đi trực thực tế ở bệnh viện chứng kiến sự đau đớn và tàn khốc của môi trường bệnh viện với những trường hợp cấp cứu mà bệnh nhân không còn nguyên vẹn càng khiến cho bạn thực sự sốc, mất ngủ, ám ảnh và sợ cái nghề chữa bệnh cứu người. Có bạn thì mất bình tĩnh và khóc ngất khi chính bản thân đứng ép tim cho một bệnh nhân nhưng không cứu được. Bệnh nhân đã qua đời trên tay của bạn sinh viên năm 3 đó. Thế là cả tháng sau đó, bạn không thể học tiếp được và đành xin nghỉ học để đi chữa bệnh trầm cảm. Đến năm 4 thì nhiều người vì sợ khối lượng kiến thức mà bỏ học. Có bạn thì bị mắc bệnh sau khi đi trực vì bị nhiễm bệnh từ bệnh nhân nên không học nữa. Và cứ thế đến năm thứ 5, năm thứ 6, số sinh viên trụ lại với nghề cũng chẳng còn là bao. Thậm chí đến lúc ra trường rồi cũng chẳng phải ai cũng dám dấn thân với nghề Y.

Những nguyên nhân khiến sinh viên ngành Y muốn bỏ nghề?

Những nguyên nhân khiến sinh viên ngành Y muốn bỏ nghề?

Đó cũng là trăn trở của một giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đối với cái nghề mình đã từng theo đuổi.

Trang Minh