Điều Dưỡng viên Việt Nam đang dần trở thành người giúp việc cho bác sĩ?

Điều Dưỡng viên Việt Nam đang dần trở thành người giúp việc cho bác sĩ?

Thay vì chăm sóc cho bệnh nhân trong quá điều trị, nhiều Điều Dưỡng viên ở Việt Nam lại đang phải đảm nhận việc làm theo y lệnh và dần biến thành người giúp việc cho bác sĩ?

Điều Dưỡng viên Việt Nam đang dần trở thành người giúp việc cho bác sĩ?

Điều Dưỡng viên Việt Nam đang dần trở thành người giúp việc cho bác sĩ?

Được biết, Điều Dưỡng viên được đào tạo chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trên thực tế, họ lại phải làm các việc đúng theo y lệnh của bác sĩ như đo nhịp tim, huyết áp, chích thuốc… tại sao lại như vậy?

Điều Dưỡng viên vẫn giữ thói quen thụ động làm theo y lệnh của bác sĩ

Điều Dưỡng viên được xem là một trong những bộ phận then chốt, có nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình hồi phục và phát triển của bệnh nhân khi điều trị. Thế nhưng, nhiều khi họ lại không được đánh giá đúng vai trò của bản thân. Thậm chí, có không ít người cảm thấy rất bức xúc khi bản thân không được làm đúng chuyên môn mà lại dần trở thành “người giúp việc” phụ tá cho bác sĩ. Nói về vấn đề này, dưới góc nhìn của một chuyên gia, Thạc sĩ Phạm Đức Mục, cục phó cục Quản lý khám chữa bệnh – bộ Y tế Cho rằng: Cùng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh nhưng bác sĩ có trách nhiệm và nhiệm vụ theo dõi điều trị của người bệnh. Còn Điều Dưỡng viên thì đảm nhận việc theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân.

Về mặt lý thuyết là vậy, thế nhưng trên thực tế, theo ghi nhận của một Điều Dưỡng viên, cựu sinh viên của lớp Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì công việc của Điều Dưỡng viên lại không hoàn toàn đúng như thế. Nhiều người trong số họ đang phải làm việc thụ động, phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ. Nếu cứ lặp đi lặp lại công việc nhàm chán bao gồm: tiêm chích, truyền dịch, thay băng, rửa vết thương… và ghi chép đúng như lời của bác sĩ yêu cầu. Theo thống kê, trong suốt một ngày thì những công việc này đã chiếm 2/3 giờ làm việc trong 1 ngày của Điều Dưỡng viên. Bởi vậy, những việc đáng ra là việc chính như đi thăm hỏi, động viên tinh thần và tư vấn hướng dẫn điều trị bệnh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân lại càng bị xem nhẹ.

Điều Dưỡng viên vẫn giữ thói quen thụ động làm theo y lệnh của bác sĩ

Điều Dưỡng viên vẫn giữ thói quen thụ động làm theo y lệnh của bác sĩ

Điều Dưỡng viên ngày càng chán việc vì không được coi trọng

Trước hiện tượng naym theo đánh giá của một Điều Dưỡng viên thì đôi khi họ cảm thấy vô cùng bức xúc khi bị bác sĩ xem là người giúp việc: “Bác sĩ điều trị thường xem điều dưỡng viên chúng tôi là phụ tá cho họ. Bác sĩ coi việc làm của người Điều dưỡng chỉ mang tính hỗ trợ phần điều trị thôi và phải thực hiện theo chỉ định của mình”. Cũng chung quan điểm, một Điều Dưỡng viên khác chia sẻ: “Làm nhiều nhưng tôi chưa thấy chỗ đứng cho mình. Tôi làm việc ở bệnh viện đã năm năm nhưng chưa bao giờ được đề nghị cho đi học thêm. Bệnh viện chỉ biết dùng mà không biết nâng chất”. Thêm vào đó, công việc và áp lực mà nghề Điều Dưỡng đang phải gánh chịu không hề kém bác sĩ. Họ phải đối mặt với số lượng bệnh nhân rất đông mỗi ngày, không có thời gian nghỉ ngơi, môi trường làm việc căng thẳng, chế độ đãi ngộ thấp cũng dần khiến tâm lý của Điều Dưỡng trở nên mệt mỏi, chán việc.

Đánh giá của ThS điều dưỡng Đặng Trần Ngọc Thanh, giảng viên bộ môn điều dưỡng – hộ sinh, trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM thì: Hiện tại đã có 1/3 số điều dưỡng chán nản công việc khi công việc đòi hỏi quá cao mà chế độ làm việc không thỏa đáng. Việt Nam ngày càng thiếu hụt lượng Điều Dưỡng viên chuyên nghiệp, tâm huyết ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân.

Điều Dưỡng viên ngày càng chán việc vì không được coi trọng

Điều Dưỡng viên ngày càng chán việc vì không được coi trọng

Có thể đưa ra ví dụ thì Điều Dưỡng đều được đào tạo về tiêm thuốc cho bệnh nhân nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt điều này. Bởi vậy, tốt nhất để coi trọng và đặt Điều Dưỡng viên vào đúng vị trí và công việc để phát huy hết được năng lực của mình. Như vậy, họ mới có thể phấn đấu hết mình cho công việc đầy áp lực này.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn