Vì sao “Để yên cho bác sĩ hiền” là cuốn sách gối đầu giường của ngành Y?

Vì sao “Để yên cho bác sĩ hiền” là cuốn sách gối đầu giường của ngành Y?

Bác sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã cho ra đời cuốn sách mang tựa đề “Để yên cho bác sĩ hiền” giữa thời điểm câu chuyện bạo hành y tế ở cao trào.

Vì sao “Để yên cho bác sĩ hiền” là cuốn sách gối đầu giường của ngành Y?

Vì sao “Để yên cho bác sĩ hiền” là cuốn sách gối đầu giường của ngành Y?

Và có phải vì điều này mà đây trở thành cuốn sách gây bão trong ngành Y năm 2018, được nhân viên y tế truyền tay nhau đọc và suy ngẫm. Từ cuốn sách viết “chơi” trở thành cuốn sách “hot” của toàn ngành Y.

“Để yên cho bác sĩ hiền” ra đời khi ngành Y đang bị truyền thông “nói xấu”

Theo lời kể của tác giả cuốn sách “Để yên cho bác sĩ hiền” thì bác sĩ Hùng chỉ viết “chơi” chứ không hề có mục đích gì khác. Thật bất ngờ khi cuốn sách nhận được sự quan tâm và ủng hộ của toàn ngành Y tế lúc bây giờ. Thời điểm ra đời cuốn sách đặc biệt này đúng lúc truyền thông đang chĩa mũi nhọn vào cán bộ y tế. Lúc này, đang có nhiều tin xấu về ngành y mà người ta lại không biết thực sự công việc của một sinh viên y khoa, một bác sĩ thực tế như thế nào. Bởi thế, khi ra đời, cuốn sách nhanh chóng được chào đón không chỉ trong giới y khoa mà nhiều người quan tâm y tế cũng cố gắng để đọc được.

Theo đánh giá của giảng viên dạy Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người đã từng đọc “Để yên cho bác sĩ hiền” cho hay: Đây là cuốn sách chân thực hiếm thấy về nghề y ở Việt Nam. Đặc biệt, sách được viết bằng giọng văn dí dỏm, những trải nghiệm thực tế của bác sĩ Ngô Đức Hùng, từ chuyện nghề, chuyện đời, cuộc sống gia đình với nhiều cung bậc cảm xúc khi hành nghề. Thêm vào đó, cái Tâm, về Đạo đức của người thầy thuốc cũng được thể hiện khá đầy đủ và sâu sắc. Được biết, đây là tự truyện của bác sĩ Ngô Đức Hùng nhưng lại bao hàm cả thế giới ngành Y, Cụ thể: có những bậc thầy đi trước, có cả đám thầy thuốc trẻ hậu thế đi sau, có người tài đức, nhưng không phải không có những kẻ thiếu cả tài lẫn tâm, và đặc biệt, thế giới bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã mang lại cho cuốn sách bức tranh toàn cảnh thu nhỏ của xã hội phức tạp. Điều mà người làm nghề Y luôn tìm kiếm. Chính bởi vậy mà ai đã từng đọc qua cuốn sách đều cảm nhận được trái tim của người bác sĩ, hiểu và thông cảm cho công việc của họ từ đó biết cách ứng xử cho phù hợp ở bệnh viện cũng như các cơ sở y tế. Văn phong được sử dụng theo lối tự nhiên, ngôn ngữ sắc sảo, cuốn sách đưa độc giả đi qua rất nhiều những cung bậc cảm xúc đối nghịch nhau. Sách được viết từ 2005. Năm 2010 viết nhiều hơn, thời gian kéo dài khoảng 8 năm để hoàn thành. Anh chia sẻ về mục đích viết sách: “mục đích là để giải tỏa căng thẳng, stress do áp lực công việc. Tình cờ bạn biên tập Uyên Bùi và một nhóm các bạn đọc được thấy thú vị nên động viên tôi viết thành sách mà không nên để những câu chuyện nằm im trên mạng xã hội. Tôi gật đầu. Phải nói là để làm ra quyển sách mất rất nhiều công sức, kinh khủng mệt, nhưng mà vui”.Tuy nhiên, khi ra đời cuốn sách Để yên cho bác sĩ hiền nhanh chóng trở thành cuốn sách hot nhất ngành y năm 2018 với 35.000 cuốn.

“Để yên cho bác sĩ hiền” ra đời khi ngành Y đang bị truyền thông “nói xấu”

“Để yên cho bác sĩ hiền” ra đời khi ngành Y đang bị truyền thông “nói xấu”

Cuốn sách của bác sĩ Hùng giúp thu hẹp khoảng của công chúng và ngành Y

Bên cạnh mục đích đó, sau khi “Để yên cho bác sĩ hiền” ra đời còn giúp cho người làm ngành Y nhận được nhiều sự thấu hiểu từ người dân. Truyền thông từ đó hiểu hơn về sự vất vả của cán bộ tế, giúp thu hẹp khoảng cách “xung đột” giữa công chúng và ngành y. Bác sĩ Hùng kể về tựa đề cuốn sách: “lúc đó cảm giác sung sướng, não như bỏ ra ngoài, đầu óc chẳng cần phải suy nghĩ áp lực gì cả. Tôi chợt nhận ra rằng khi bác sĩ được nghỉ ngơi thì họ sẽ “hiền” và hãy để yên cho bác sĩ họ “hiền”, bởi cuộc sống đã quá nhiều áp lực, bác sĩ cũng là con người cũng có gia đình cũng có những lo toan của cuộc sống thường nhật, làm bác sĩ cũng như các công việc bình thường khác”.

Hiện tại, “Để yên cho bác sĩ hiền” được bạn bè, bạn đọc check in ở 56 quốc gia trên thế giới. Bác sĩ Hùng chia sẻ các bạn hay những ai đọc hay họ chụp khi mang theo và có những địa điểm mà ngay cả tác giả cũng không ngờ nó sẽ được check in như Nhà trắng, trụ sở Liên Hợp Quốc, trường đại học Harvart, thậm chí cả nơi hẻo lánh nhất như Bắc Cực và rìa Nam Cực. Đó là thành công mà cuốn sách đem đến. Và như nội dung của sách: “Không giáo trình nào tốt bằng bài học của cuộc sống. Những bệnh nhân tử tế dạy cho mình bài học về tình yêu thương con người, những bệnh nhân củ chuối dạy cho mình bài học về chữ nhẫn. Cuộc sống có bạc bẽo, mình vẫn hạnh phúc thực hiện lý tưởng của riêng mình. Cuối cùng nói gì thì nói, nghề y vẫn là một nghề, không ai thay đổi được chân lý ấy”.

Cuốn sách của bác sĩ Hùng giúp thu hẹp khoảng của công chúng và ngành Y

Cuốn sách của bác sĩ Hùng giúp thu hẹp khoảng của công chúng và ngành Y

Nếu làm ngành Y, hãy thử một lần đọc “Để yên cho bác sĩ hiền” để cảm nhận một cuốn sách hay.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn