Xử lý 10.000 cán bộ ngành Y tế từ Xã đến Trung ương qua đường dây nóng

Xử lý 10.000 cán bộ ngành Y tế từ Xã đến Trung ương qua đường dây nóng

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định nhằm hạn chế tồn tại của ngành thì cần “kiềng 3 chân” giải pháp. Trước đó, Bộ đã xử lý 10.000 nhân viên vi phạm.

Xử lý 10.000 cán bộ ngành Y tế từ Xã đến Trung ương qua đường dây nóng

Xử lý 10.000 cán bộ ngành Y tế từ Xã đến Trung ương qua đường dây nóng

Được biết đây là nội dung chủ yếu được đưa ra tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội tại Quốc hội sáng 27/10 vừa qua. Theo đó, Bộ trưởng cho biết cần có 3 giải pháp để hạn chế những tồn tại không đáng có của ngành Y tế tại Việt Nam hiện nay.

Nâng cao chất lượng nhà vệ sinh bệnh viện để phục vụ bệnh nhân tốt hơn

Có thể nhận thấy vấn đề nhà vệ sinh bệnh viện không sạch có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khám, chữa bệnh và quá trình điều trị của bệnh nhân. Chính vì thế, Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến rất quan tâm đến vấn đề này.

Nếu khoa nào nhà vệ sinh bẩn, không có xà bông rửa tay thì đồng chí trưởng khoa ở bẩn. Bà cho biết đề án xây dựng bệnh viện xanh – sạch – đẹp và đổi mới thái độ của cán bộ nhân viên y tế của nước ta đã triển khai trong toàn ngành. Bệnh viện hiện có chỗ chờ, có đường dây nóng, nơi tiếp dân, số chờ…“Chúng tôi cũng thúc đẩy phong trào nhà vệ sinh trong bệnh viện. Nếu bệnh viện nào mà nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc ở bẩn. Nếu khoa nào nhà vệ sinh bẩn, không có xà bông rửa tay thì đồng chí trưởng khoa ở bẩn”.

Đặc biệt, giảng viên Trần Anh Tú dạy lớp Cao đẳng Điều Dưỡng cũng cho biết, bà Tiến cho biết thời gian qua đã xử lý 10.000 cán bộ ngành y tế từ cấp xã đến trung ương thông qua đường dây nóng của bệnh viện. Các hình thức kỷ luật có thể là cảnh cáo, nghỉ việc, chuyển việc. Ngành y tế cũng lắp camera tại nơi khám chữa bệnh, những nơi có thể phát sinh tiêu cực.

Bộ Y tế cũng triển khai đề án đưa bác sĩ trẻ, được đào tạo chuyên khoa I, tốt nghiệp loại giỏi đưa về các huyện nghèo trên cả nước. Các huyện nghèo được hoan nghênh. Các bác sĩ đối với nam công tác 3 năm, nữ là 2 năm, giúp giải quyết nhiều khó khăn tại các huyện nghèo.

Nâng cao chất lượng nhà vệ sinh bệnh viện để phục vụ bệnh nhân tốt hơn

Nâng cao chất lượng nhà vệ sinh bệnh viện để phục vụ bệnh nhân tốt hơn

Kiềng 3 chân giải quyết các vấn đề tồn tại của ngành Y tế là gì?

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế của ngành y tế hiện nay để tìm cách khắc phục càng nhanh càng tốt. Bà cho biết tình trạng quá tải tại các bệnh viện trung ương, tuyến cuối, khoa khám bệnh vẫn còn, có bệnh viện có đén 5.000 đến 6.000 bệnh nhân. Nguyên nhân là người dân bị bệnh nhẹ cũng vào bệnh viện lớn, không tin tưởng tuyến dưới vào trình độ chuyên môn của bác sĩ ở tuyến đầu. Điển hình như dịch tay chân miệng, độ 1-2 đáng lẽ ở nhà, nhưng vẫn vào bệnh viện gây nên tình trạng quá tải, nhiễm trùng chéo, có thể tăng nguy cơ tử vong với bệnh nhân nặng.

Bà cho hay, để khắc phục tình trạng này cần tìm hiểu nguyên nhân. Bà cho biết:  “Rất nhiều nguyên nhân trong đó. Cơ chế tài chính chưa đủ chi trả để nâng cao chất lượng cán bộ. Chất lượng cơ sở y tế cơ sở chưa đáp ứng, kể cả nhân lực, số lượng, chất lượng, cơ cở vật chất, không đồng đều giữa các vùng miền”.

Kiềng 3 giải pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng ngành y là:

Đầu tiên, xây dựng tuyến y tế cơ sở, chăm sóc người khi còn khỏe mạnh, từ nâng cao sức khỏe, tăng cường y tế dự phòng, kiểm tra sức khỏe khi mới bị bệnh, gắn với y học gia đình, gắn y tế xã phường.

Kiềng thứ hai, Bộ trưởng Y tế nói khi bị bệnh phải vào bệnh viện, phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, giảm thời gian điều trị, giảm lây chéo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm người ra nước ngoài, giảm thời gian khám chữa bệnh. Đây là vấn đề rất quan trọng.

Giải pháp thứ ba mà Bộ Trưởng đề cập chính là bà ngành y tế sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng. Điển hình như việc đổi mới đào tạo y bác sĩ chất lượng cao. Bà nói thêm: “Sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật Giáo dục đào tạo, trong đó có cơ chế riêng cho ngành y tế. Bác sĩ được đào tạo sau 6 năm, phải thực hành, rồi thi cấp chứng chỉ, rồi học chuyên khoa 3 năm, sau đó mới có thể hành nghề. Như vậy đã tiệm cận quy trình quốc tế”. Thông tin được đưa lên trang Cao đẳng Dược Hà Nội.

Trang Minh