Quy định có như không: Bác sĩ khám bệnh, kê đơn, Dược sĩ bán thuốc theo toa

Quy định có như không: Bác sĩ khám bệnh, kê đơn, Dược sĩ bán thuốc theo toa

Từ lâu, người bệnh vẫn nghĩ bác sĩ có nhiệm vụ khám bệnh rồi kê đơn thuốc, còn nhà thuốc có trách nhiệm bán thuốc theo toa thuốc bác sĩ đã kê. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại không?

Phu huynh cần làm gì khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh thường gặp và dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Nếu phát hiện trễ và không điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm như viêm màng não.   Điểm danh những món cháo giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh từng tháng Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào? Những điểm bà bầu cần lưu ý khi sử dụng nước dừa Những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng cũng như cách phòng tránh. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng Hỏi: Cách nhận biết trẻ đang mắc bệnh tay chân miệng? Trả lời: Bệnh tay chân miệng có thể biểu hiện bằng một vài hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau: + Sốt + Đau họng +  Mệt mỏi + Các tổn thương giống phỏng rộp, mầu đỏ và đau ở lưỡi, lợi (niếu) và bên trong má + Ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi phồng rộp lên ở lòng bàn tay, bàn chân và có thể ở cả mông Hỏi: Thưa bác sĩ bệnh tay chân miệng cần phải phân biệt với nhưng bệnh nào? Trả lời:  Chúng ta cần phân biệt với bệnh lở mồm long móng  Bệnh tay chân miệng không liên quan tới bệnh lở mồm long móng, một bệnh lây nhiễm do vi-rút xuất hiện ở các động vật trang trại. Bạn không thể mắc bệnh tay chân miệng từ vật nuôi hoặc các động vật khác, và bạn cũng không thể truyền bệnh  Hỏi: Thưa bác sĩ, khi nào phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ? Trả lời: Bệnh tay chân miệng thường là bệnh nhẹ, có biểu hiện sốt cũng như các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nên đi khám bác sĩ nếu có lở loét miệng và đau họng khi trẻ uống nước. Cũng nên đi khám bác sĩ nếu thấy sau một vài ngày các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ xấu đi. Hỏi: Thưa bác sĩ, kinh nghiệm khi phụ huynh đưa trẻ đi khám cần những gì? Trả lời:  Nếu bạn đưa trẻ đi khám bác sĩ, hãy tận dụng tối đa thời gian của bạn bằng việc viết ra thông tin mà bác sĩ cần trước khi bạn tới, bao gồm: + Bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào mà trẻ có + Trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng đó đã bao lâu + Trẻ đã ở môi trường/cơ sở chăm sóc trẻ hoặc ở các môi trường khác nơi mà bệnh có thể lây lan + Bất cứ câu hỏi nào mà bạn có - Một số câu hỏi mà bạn có thể muốn hỏi bác sĩ bao gồm: + Nguyên nhân có thể của các triệu chứng là gì? + Có nguyên nhân có thể khác nào không? + Trẻ cần phải làm những xét nghiệm gì? + Phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ là gì? + Có cần uống thuốc không? + Bạn có thể làm gì ở nhà để kiến trẻ được thoải mái/dễ chịu hơn? Bác sĩ có yêu cầu gì? - Một vài câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bao gồm: + Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện từ khi nào? + Các triệu chứng nghiêm trọng như thế nào? + Gần đây con bạn có tiếp xúc với ai bị bệnh không? + Bạn có nghe nói về bệnh tại trường hoặc trung tâm chăm sóc trẻ nơi con bạn theo học hoặc được chăm sóc không? + Có điều gì dường như làm cải thiện các triệu chứng không? + Có điều gì dường như làm các triệu chứng nặng thêm không? Bạn có thể làm gì trong khi đợi khám? Để giúp giảm bớt sự khó chịu, bác sĩ thường khuyên bạn/trẻ em nên: + Nghỉ ngơi + Uống đồ lỏng – sữa có thể dễ uống hơn các dung dịch có tính axit như nước trái cây hoặc nước ngọt + Uống thuốc giảm đau , hạ sốt nếu cần Xét nghiệm và chẩn đoán Bác sĩ sẽ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng vơi các bệnh nhiễm trùng do vi-rút khác bằng việc đánh giá: + Độ tuổi của người bị bệnh + Các đặc điểm mô hình của các dấu hiệu và triệu chứng + Hình thái biểu hiện của ban và lở loét Bệnh phẩm dịch họng hoặc bệnh phẩm phân có thể được lấy và gửi đi làm xét nghiệm để xác định xem vi-rút nào gây bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể không cần các loại xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh tay chân miệng Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tẻ bị tay chân miệng như thế nào là chuẩn? Hỏi: Thưa bác sĩ chế độ dinh dưỡng tại nhà dành cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng như thế nào? Trả lời: Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau: - Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần bú hàng ngày cho trẻ. - Do có vết loét trong miệng nên trẻ thường đau miệng và không muốn ăn. Vì vậy, cần chuẩn bị thức ăn mềm nhuyễn, đủ chất. Kể cả rau củ quả cũng nên làm nhuyễn cho trẻ. Cần làm nguội thức ăn trước khi cho trẻ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.. - Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ do trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa sẽ không ăn được nhiều. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu). - Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. - Sau khi ăn xong, cần cho trẻ súc miệng sạch sẽ hoặc lau sạch miệng. - Một số món ăn giúp trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa và vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Do những vết loét ở lưỡi, lợi sẽ khiến trẻ đau khi nhai, khó nuốt nên việc uống sữa sẽ dễ dàng hơn. Sữa chứa nhiều protein giúp trẻ mau hồi phục và cung cấp nước đề bù lại những cơn sốt làm mất nước. - Cháo bột: Phụ huynh nên nấu cháo bột hoặc xay cháo thật nhuyễn để trẻ có thể bỏ qua bước nhai, tránh gây đau ở miệng. Bạn cũng có thể xay thêm một các loại thịt và rau củ quả để đảm bảo đầy đủ chất cho trẻ. - Nước ép hoặc sinh tố hoa quả giúp bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Hỏi: Thưa bác sĩ những biện pháp nào có thể phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà? Trả lời: Để phòng bệnh tay chân miệng cần tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ.  - Cho trẻ ăn đủ bữa ( 3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau).  - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.   - Ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng. - Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa  - Để phòng bệnh tay chân miệng cần tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ.  Nguồn ytevietnam.edu.vn

Quy định có như không: Bác sĩ khám bệnh, kê đơn, Dược sĩ bán thuốc theo toa

Việc Bác sĩ, Nhà thuốc, Dược sĩ…có trách nhiệm và nhiệm vụ gì đã được Bộ Y tế quy định khá rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, việc thực hiện hay không và thực hiện có nghiêm túc hay chỉ là qua mắt lại phụ thuộc vào bản thân người thầy thuốc và người bán thuốc.

Quy định của Bộ Y tế về việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ có được thực hiện?

Trên trang tin dành cho sinh viên học Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, hiện nay, trên thị trường việc bác sĩ kê toa, bán thuốc cho người bệnh theo đơn đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng. Tuy nhiên, việc bác sĩ có nhiệm vụ khám bệnh, kê toa; còn nhà thuốc bán thuốc theo toa của bác sĩ không được thực hiện nghiêm túc như trên lý thuốc.

Cụ thể, Bác sĩ làm phòng mạch phần đông khám bệnh kiêm luôn bán thuốc mà không cần kê toa; còn dược sĩ, nhà thuốc thì bán thuốc…cho người bệnh cũng chẳng cần toa. Chính việc bác sĩ khám bệnh kèm bán thuốc đang tạo nên rất nhiều hệ lụy. Đầu tiên, nếu bạn cho rằng việc này tạo thuận lợi cho người bệnh thì đã hoàn toàn sai so với quy định. Đồng thời, bác sĩ không kê đơn cho bệnh nhân cũng khiến họ gặp thiệt thòi cho người bệnh. Nhất là trong trường hợp nếu như bác sĩ không có tâm – bán thuốc lấy giá cao để trục lợi, bán kèm nhiều thuốc không cần thiết, thậm chí bán thuốc gần hết hạn dùng… thì còn gây nguy hiểm cho tính mạng của người dùng. Còn việc dược sĩ, dược tá nhà thuốc hiện nay tự chẩn bệnh kê toa rồi bán thuốc không cần toa của bác sĩ khám bệnh sẽ khiến người bệnh mua thuốc sử dụng dễ dàng gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, nhất là những thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Đây cũng là điều tối kỵ mà giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn nhắc nhở học sinh khi hành nghề sau khi ra trường.

Quy định của Bộ Y tế về việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ có được thực hiện?

Quy định của Bộ Y tế về việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ có được thực hiện?

Có nên tẩy chay đơn thuốc chữ quá xấu, nhà thuốc không bán thuốc theo toa?

Theo đó, nhằm đòi lại công và quyền lợi cho mình, người bệnh đang đặt câu hỏi có nên tẩy chay vị bác sĩ nào viết đơn thuốc quá xấu, khó đọc, nhà thuốc bán thuốc không theo đơn hay không. Bởi vì, phần lớn bác sĩ hiện nay cũng từng có một phòng khám bệnh riêng ngoài giờ (phòng mạch tư) giúp giảm tải bệnh viện và sàng lọc những bệnh lý ban đầu; giúp bác sĩ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, bác sĩ làm phòng mạch cần tuân thủ các quy định đã có về việc kê đơn thuốc chính xác, rõ ràng. Không tự ý bán thuốc, nhất là lợi dụng lòng tin của người bệnh để bán thuốc giá quá cao so với giá quy định; hay không đưa toa, ghi toa đọc không được nhằm buộc người bệnh mua thuốc của mình, hoặc cơ sở liên kết với mình để hưởng lợi. Giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cũng nhất trí về vấn đề này. Cô nói: “Người bệnh cần được đảm bảo quyền lợi và những người thầy thuốc cần tuân thủ quy định để đảm bảo quyền lợi ấy. Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn ghi nhớ và nghiêm chỉnh thực hiện quy định này.

Nhà thuốc bên ngoài bệnh viện cũng góp phần giúp người bệnh có những điểm mua thuốc thuận lợi và tin tưởng. Tuy nhiên, dược sĩ nhà thuốc cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn đối với thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị… không được tự ý chẩn bệnh kê toa, thậm chí cố tình bán kèm theo những thuốc không cần thiết nhằm có thêm lợi nhuận cho mình cũng là việc sai quy định.

Vì thế, có thể nhận thấy việc bác sĩ phòng khám tư nhân kiêm bán thuốc đã sai, lại còn không đưa toa cho người bệnh, hoặc đưa toa thuốc không đọc được càng sai. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh sử dụng có thể không an toàn, hợp lý, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người ngạc nhiên khi đến bây giờ thời buổi công nghệ mà bác sĩ còn ghi toa thuốc bằng chữ viết tay không đọc ra tên thuốc để bán. Bên cạnh đó, ở phòng mạch tư, do không có quy định phải làm bệnh án nên toa thuốc chính là hồ sơ pháp lý của bệnh nhân và thầy thuốc khi có tai biến xảy ra đối với người bệnh. Dược sĩ bán thuốc thì phải có trách nhiệm với người bệnh trong hành nghề, phải tuân thủ các quy định. Kế đến là trách nhiệm của ngành y tế, của các bộ phận quản lý liên quan, phải giám sát, kiểm tra, xử phạt nhằm chấn chỉnh bác sĩ, dược sĩ hành nghề đúng theo quy định.

Quy định của Bộ Y tế về việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ có được thực hiện?

Điều quan trọng nhất để người bệnh bảo vệ quyền lợi và sức khỏe là tìm đến các cơ sở khám bệnh và bán thuốc tuân thủ đúng quy định. Cương quyết không mua thuốc ở nơi khám bệnh, khám xong phải có toa thuốc của bác sĩ, mua thuốc ở nhà thuốc phải theo đơn.

Trang Minh