Mẹo hay giúp 2K thích nghi với cuộc sống mới chỉ trong 1 nốt nhạc

Mẹo hay giúp 2K thích nghi với cuộc sống mới chỉ trong 1 nốt nhạc

Từ bậc THPT đến sinh viên phải trải qua một quá trình thay đổi và thích nghi khá lớn. Về phương pháp học, môi trường sống và học tập mới đều cần phải thích nghi và nắm bắt.

Chia sẻ mẹo hay giúp 2K thích nghi với cuộc sống mới chỉ trong 1 nốt nhạc

Theo đó, nhằm giúp các bạn 2K trở thành tân sinh viên trong tâm thế tự tin và sẵn sàng đón nhận những thử thách trong hành trình thích nghi với cuộc sống mới, chúng tôi xin cung cấp đến các bạn một số bí quyết và kinh nghiệm đơn giản sau đây:

Tỉnh táo khi tìm việc làm thêm tại thành phố mới

Lần đầu tiên xuống thành phố nhập học và làm quen với cuộc sống mới sẽ khiến cho các bạn tân sinh viên gặp khá nhiều khó khăn về tài chính và kỹ năng. Bởi vậy, nếu các bạn sinh viên vẫn còn có hoàn cảnh gia đình chưa thực sự đủ đầy sẽ cần tìm một công việc làm thêm để trang trải cho cuộc sống, phục vụ cuộc sống và học thêm những kỷ năng. Tuy nhiên, ban tư vấn tuyển sinh của Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cũng khuyên các bạn tân sinh viên lần đầu tiên tìm việc làm thêm nên tỉnh táo và tìm hiểu kỹ tránh bị các trung tâm môi giới việc làm lừa đảo.

Bởi vì, lợi dụng sự thiếu hiểu biết mà nhiều bạn sinh viên năm nhất đã  “sẩy chân” bởi những công việc đa cấp, phát tờ rơi, dán quảng cáo nhận tiền liền, hay một số việc làm bán thời gian được chào mời là nhẹ nhàng, lương cao… Thậm chí không ít sinh viên rơi vảo cảnh lao đao vì bị lừa tiền, thậm chí dính vào những công việc vi phạm pháp luật mà bản thân không hề hay biết. Hiện tại không khó để tìm được một công việc làm thêm cho sinh viên với mức lương hấp dẫn trên mạng xã hội như:  “Tuyển nhân viên phát tờ rơi tại các ngã tư ở Bình Thạnh, lương 100.000 đồng/2 giờ. Lương nhận liền”. Thế nhưng nhiều người lại không hề hay biết đây là một công việc không được làm. Một cựu sinh viên học Cao đẳng Điều Dưỡng đã từng đảm nhận công việc này kể, khi nhận việc phát tờ rơi tại các đường phố nhưng không hề biết hành vi phát tờ rơi nơi công cộng là vi phạm hành chính về lĩnh vực quảng cáo, sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng. Tương tự có rất nhiều bạn sinh viên cũng làm công việc này mà không biết mình đang vi phạm pháp luật. “Mình hay đi dán quảng cáo lên các cột điện. Công việc đơn giản nhưng được nhiều tiền hơn so với việc khác. Cũng nghe nhiều đứa bạn nói dán quảng cáo sẽ bị phạt, nhưng mình cần tiền nên vẫn làm. Cho đến một lần, lúc khoảng 10 giờ đêm, mình mang cả xấp giấy và hồ đi dán ở tường nhà, cột điện. Vừa dán được 2 tờ, mấy anh công an tuần tra bắt gặp, đưa về đồn. Anh này nói phạt cả chục triệu đồng, anh kia nói sẽ bắt nhốt làm mình sợ tái xanh mặt mày. Nhưng may sao, thấy mình thật thà và thiếu hiểu biết nên các anh tha cho. Từ đó mình không dám làm công việc đó nữa”, một nam sinh viên kể lại.

Tỉnh táo khi tìm việc làm thêm tại thành phố mới

Tốt nhất bạn nên tìm đến trung tâm giới thiệu việc làm uy tín, có cơ sở và địa chỉ cụ thể, uy tín để liên hệ tránh trường hợp bị lừa đảo tiền mất tật mang.

Tân sinh viên bắt buộc phải vượt qua nỗi nhớ nhà

Lần đầu tiên xa nhà và bắt đầu cuộc sống tự lập với nhiều bỡ ngỡ và khó khăn chắc chắn thử thách lớn nhất và đầu tiên đối với mỗi tân sinh viên chính là chiến thắng nỗi nhớ nhà và nhớ người thân. Bởi vậy, khi trò chuyện với các bạn sinh viên thì hầu hết đều chia sẻ là rất nhớ nhà. Bạn H, tân sinh viên năm nhất của lớp Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  chia sẻ thêm: “Đây là lần đầu tiên em xuống Hà Nội đi học nên rất bỡ ngỡ, lo lắng, em ở với các bạn mới nên vẫn chưa quen, vẫn cảm thấy rất nhớ nhà. Em mong dần dần em sẽ quen hơn”.

Theo phân tích của thạc sĩ giáo dục, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết “Ở giai đoạn này các tân sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong môi trường hoàn toàn mới. Sự khác biệt lớn trong phương thức học tập giữa môi trường đại học và phổ thông, sự xa lạ của bạn bè và việc sống chung với người khác… tất cả tạo ra khó khăn nhiều hơn là sự háo hức. Khi khó khăn càng nhiều, các SV lại càng nhớ nhà, nhớ gia đình và mong muốn trở về nhiều hơn. Khi nhớ nhà, các bạn thường có tâm trạng buồn chán, thường hay khóc, gọi điện thoại về nhà liên tục và có thể tự tách biệt mình với bạn bè. Điều này không những ảnh hưởng đến việc học tập và khả năng thích ứng trong môi trường mới mà còn khiến cho gia đình cảm thấy lo lắng, bất an”.

Tân sinh viên bắt buộc phải vượt qua nỗi nhớ nhà

Vì thế, để khắc phục bà Thảo khuyên các bạn sinh viên cần: “Hãy lên kế hoạch cho những khóa học ngoài chương trình ở trường, tham gia các câu lạc bộ, đội – nhóm và cả việc mở rộng mối quan hệ của mình trong môi trường đại học. Nếu cảm thấy chưa quen, hãy kết nối mới những người bạn cùng quê học ở trường, sau đó đến làm quen với các bạn mới… để sớm lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống xa nhà”.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn