Sự cố Hà Giang có thể lặp lại nếu duy trì kỳ thi THPT Quốc gia

Sự cố Hà Giang có thể lặp lại nếu duy trì kỳ thi THPT Quốc gia

Bản chất hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học hoàn toàn khác nhau, khi ghép chung sẽ không tránh khỏi khập khiễng, tiêu cực.

Sự cố Hà Giang có thể lặp lại nếu duy trì kỳ thi THPT Quốc gia

Sự cố Hà Giang có thể lặp lại nếu duy trì kỳ thi THPT Quốc gia

Sự cố Hà Giang có thể lặp lại nếu duy trì kỳ thi THPT Quốc gia

Ngay từ khi có chủ trương kết hợp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học làm một, người viết bài đã hơn một lần nói về sự bất cập, rất nhiều thầy cô giáo cũng chia sẻ cùng ý nghĩ. Song dường như các nhà quản lý không tham khảo ý kiến chuyên môn.

Sự cố Hà Giang chắc chắn không phải là duy nhất và nó có thể thấy trước. Tổ chức thi tốt nghiệp THPT kiêm tuyển sinh đại học như hiện nay với mong muốn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho xã hội, nhưng hai kỳ thi này khác nhau về bản chất.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Một kỳ thi chỉ để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chương trình học phổ thông, tốt nghiệp THPT có thể được xếp vào loại đánh giá thành quả. Trong điều kiện thi nghiêm túc, có thể 100% thí sinh đạt điểm rất cao hoặc thậm chí điểm tối đa cũng không có vấn đề gì. Kết quả ấy chỉ phản ánh một thực tế là toàn bộ học sinh đã “hoàn thành xuất sắc chương trình phổ thông”.

Với tính chất như trên, kỳ thi tốt nghiệp THPT có thể giao hoàn toàn cho các Sở Giáo dục tổ chức. Các Sở có thể tiến hành, nhưng thời điểm khác nhau, giảm áp lực về nhiều phương diện. Để có những đề thi không khác biệt giữa các tỉnh thành, Bộ Giáo dục cung cấp cho mỗi Sở cấu trúc và bảng đặc tả các yêu cầu của đề thi. Việc biên soạn đề thi sẽ do giáo viên mỗi Sở thực hiện trên cơ sở cấu trúc và quy ước chung đó.

Kỳ thi "2 trong 1"

Kỳ thi “2 trong 1”

Kỳ thi tuyển sinh đại học

Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không hoàn toàn mang tính chất đánh giá năng lực học tập đại học vì vẫn dựa vào chương trình phổ thông, nhưng không phải tất cả thí sinh đạt trong kỳ thi phổ thông đều được tuyển vào đại học, cao đẳng, do chế độ “chỉ tiêu”.

Với tính chất tuyển – loại là chủ yếu, kỳ thi tuyển sinh đại học có phần nào đó mang tính chất độc lập tương đối với chương trình học tập của thí sinh. Điều này có nghĩa nội dung bài thi có những yếu tố vượt lên trên yêu cầu của chương trình học sinh đã học.

Như vậy, thực tế cho thấy có thể có 100% học sinh tốt nghiệp phổ thông, nhưng không phải 100% những người đó có thể học đại học thành công. Sự thật này đúng ở mọi quốc gia trên thế giới.

Sau sự cố gian lận ở Hà Giang, có ý kiến cho rằng nguyên nhân là bài thi sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan. Thực ra, lỗi là do con người chứ không phải công cụ. Theo mô tả, quy trình là khá an toàn. Tuy nhiên, bài làm của thí sinh lưu ngay tại địa phương, trong tầm kiểm soát của quan giáo dục địa phương, khả năng thao túng càng cao.

Chuyện sửa bài, thậm chí đổi bài trước khi chấm thi từng xảy ra rất nhiều khi chưa có trắc nghiệm khách quan. Chính trắc nghiệm khách quan và chấm bài bằng máy nhằm chống gian lận và đảm bảo công bằng cho thí sinh.

Bộ Giáo dục & đào tạo: Rà soát toàn bộ kết quả thi THPT Quốc gia 2018 trên cả nước

Theo tin tức giáo dục cho biết, ngày 20/7/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ban hành công văn số 3060/BGDĐT-QLCL về việc rà soát đánh giá công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 gửi tới Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo nội dung công văn, ngay sau khi công bố kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức phân tích dữ liệu kết quả thi. Trên cơ sở phát hiện các dấu hiệu bất thường về kết quả thi ở một số địa phương và tiếp nhận thông tin phản ánh trong dư luận xã hội.

Bộ GD&ĐT đã chủ động chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời, đẩy nhanh tiến độ chấm thẩm định bài thi theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT hiện hành.

Nguồn: caodangduochoc.edu.vn