Điểm chuẩn vào đại học năm 2018 sẽ giảm mạnh

Điểm chuẩn vào đại học năm 2018 sẽ giảm mạnh

Kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, nhiều chuyên gia giáo dục cùng có chung nhận định điểm chuẩn vào các ngành, chuyên ngành sẽ thấp hơn năm 2017.

Điểm chuẩn vào đại học năm 2018 sẽ giảm mạnh

Điểm chuẩn vào đại học năm 2018 sẽ giảm mạnh

Sáng ngày 27/6, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đã kết thúc với bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ thí sinh dự thi môn lịch sử là 99,35%; địa lý: 99,44%; giáo dục công dân: 99,56%.

Phổ điểm các môn xã hội từ 6 – 7 điểm

Sau khi bài thi kết thúc, nhiều giáo viên giảng dạy lịch sử, cho rằng đề có cả nội dung chương trình lớp 11 và lấy kiến thức lớp 12 làm trọng tâm. Đề thi phân loại tốt, đặc biệt từ câu 31 đến câu 40.

Ở toàn bộ đề thi, nhiều câu đòi hỏi thí sinh nắm kỹ kiến thức, có tư duy lựa chọn đáp án đúng, tính chất nâng cao như: so sánh chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số câu sử Việt Nam cũng mang tính nâng cao tốt. Thí sinh nào chỉ học theo sách giáo khoa, học kỹ chương trình trên lớp, chịu khó tìm hiểu thì hoàn toàn có thể đạt điểm 5-6.

Với môn địa lý, do mức độ phân hóa đề thi không cao, dự đoán số thí sinh đạt điểm 10 không giảm so với năm trước, học sinh trung bình có thể đạt điểm 5-6, học sinh khá giỏi có thể đạt điểm 7-9.

Đối với đề thi giáo dục công dân năm nay hay hơn, vừa sức thí sinh, bám sát chương trình ôn tập, đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT và chương trình ôn tập lớp 11, 12. Tuy nhiên đề thi cũng đòi hỏi thí sinh phải suy luận mới có thể đạt điểm 9, 10. “Đề thi năm 2017 quá dễ, đề năm nay có rất nhiều câu hỏi thực tiễn, thì phải tư duy, suy luận, đọc kỹ đề và có kỹ năng làm bài mới giải quyết được. Với học sinh trung bình sẽ đạt phổ điểm từ 6-7 điểm”, cô Kim Anh – giáo viên GDCD ở Hà Nội nhận định.

Điểm chuẩn vào đại học năm 2018 sẽ từ 3 – 5 điểm

Điểm chuẩn vào đại học năm 2018 sẽ từ 3 – 5 điểm

Điểm chuẩn vào đại học năm 2018 sẽ từ 3 – 5 điểm

Ngay sau khi kết thúc ngày thi cuối cùng, đại diện các trường đã đưa ra những nhận định ban đầu về mức điểm chuẩn dựa trên đề thi và khả năng làm bài của thí sinh.

Ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, khác với đề thi năm 2017, đề thi THPT quốc gia năm nay, đặc biệt là đề thi môn toán và ngữ văn được nhiều thí sinh lẫn giới chuyên môn đánh giá là vừa khó vừa dài. Đối với 2 môn này, thí sinh khó đạt điểm 7-8, chỉ có thí sinh chuyên mới có thể đạt điểm 8-9, điểm 10 sẽ rất hiếm.

“Chắc chắn điểm trúng tuyển vào các trường năm nay sẽ giảm, đặc biệt là những ngành có tổ hợp môn sử dụng điểm môn toán, văn”, ông Thắng nhận định.

Ban tuyển sinh Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong các cuộc phỏng vấn với các thí sinh sau khi kết thúc các môn thi cũng chứng kiến nhiều thí sinh bước ra khỏi buổi thi môn toán đã bật khóc vì đề thi dài và khó.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 chứng kiến mưa điểm 10 ở nhiều môn thi nhưng năm 2018, tình trạng đó không lặp lại. Đề thi đối với hầu hết các môn có tính phân loại thí sinh rất cao nên chỉ những thí sinh học chuyên mới có thể đạt điểm cao ở môn chuyên của mình.

Các trường không nên “vơ bèo vạt tép”

Các trường không nên “vơ bèo vạt tép”

Các trường không nên “vơ bèo vạt tép”

Trong các cuộc họp báo về phương án tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã khẳng định bỏ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với các ngành không đào tạo giáo viên.

Các trường đại học sẽ tự quyết định mức điểm sàn năm 2018 và phải xây dựng đề án tuyển sinh đầy đủ, hoàn chỉnh trong đó có quy định công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, tỉ lệ việc làm của sinh viên theo từng ngành đào tạo trong hai năm gần nhất.

Theo tin tức giáo dục cho biết, việc có nên bỏ điểm sàn đã gây ra nhiều tranh cãi. Trên thực tế, các trường ĐH – CĐ ngoài công lập, điểm sàn gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong tuyển sinh của các trường này. Trong khi đó, điểm sàn là “rào chắn” cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo với các trường công lập.

Cuộc đua giữa các trường vốn đã căng thẳng nay lại càng căng thẳng hơn khi bỏ điểm sàn ĐH – CĐ. Nếu một trường muốn giữ thương hiệu, đưa ra mức điểm chuẩn cao sẽ khó cạnh tranh với những trường tương đương với mình nhưng hạ thấp điểm chuẩn ĐH – CĐ. Cùng với đó, khả năng các trường “vơ bèo vạt tép” bất chấp điểm số của thí sinh để tăng nguồn thu sẽ xảy ra.

Trước nguy cơ này, Bộ GD&ĐT cảnh báo các trường không nên bất chấp tuyển sinh bằng mọi giá. Việc hạ thấp điểm chuẩn cũng sẽ đồng nghĩa với việc sẽ hạ thấp uy tín, dẫn tới xã hội và thí sinh nghi ngờ về chất lượng đào tạo.

Với quy định bỏ điểm sàn, nhiều trường Đại học cũng cho biết dù được nới lỏng nhưng các trường cũng sẽ không tuyển sinh bằng mọi giá bởi lo ngại sẽ ảnh hưởng đến uy tín lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Nguồn: caodangduochoc.edu.vn – Tổng hợp