Giọt nước mắt người mẹ khi con trai hỏi: “Mẹ có trực đêm nữa không”?

Giọt nước mắt người mẹ khi con trai hỏi: “Mẹ có trực đêm nữa không”?

Trực đêm dường như đã trở thành một phần không thể thiếu đối với mỗi người ngành Y, nhất là Điều dưỡng và bác sĩ. Thế nhưng ẩn sau đó là những nỗi buồn rất sâu.

Giọt nước mắt người mẹ khi con trai hỏi: “Mẹ có trực đêm nữa không”?

Giọt nước mắt người mẹ khi con trai hỏi: “Mẹ có trực đêm nữa không”?

Chị, một Điều Dưỡng viên kỳ cựu của bệnh viện, của khoa trực cấp cứu này không sợ cái chết, máu me, áp lực và giây phút căng não giữa sự sống và cái chết mà chỉ sợ một điều duy nhất. Đó là câu hỏi của con trai mỗi đêm trước khi chị đi trực: “Mẹ có đi trực đêm nữa không?” Mỗi lần như thế, đôi mắt chị long lanh, nước mắt trực trào …và một nỗi buồn rất sâu như không thể giấu nổi.

Nghề Y là nghề “làm dâu trăm họ” khổ nhất trong mọi nghề

Nếu so sánh nghề Y với bất kỳ một ngành nghề dịch vụ nào trong xã hội thì sẽ có những điều đặc biệt nhất. Nghề chữa bệnh cứu người là dịch vụ yêu cầu người phục vụ có trình độ cao nhất. Họ không thể làm nghề này nếu chỉ tốt nghiệp THPT, họ không thể cầm dao mổ nếu chỉ tốt nghiệp đại học, họ cũng chẳng thể nào phục vụ người bệnh nếu chỉ học hết 4 năm đại học chính quy….nghề Y là dịch vụ có giá rẻ mạt nhất. Nếu bạn vào một nhà hàng và gọi đồ ăn thì bạn có thể chờ đợi 10, 15 phút, thậm chí chờ đến cả tiếng đồng hồ để được phục vụ thì chẳng sao. Chưa kể, có những dịch vụ tự bạn phải tự phục vụ mình như ăn đồ ăn nhanh…và sau đó là trả một số tiền không hề nhỏ trong thu nhập. Vậy nhưng khi đến bệnh viện, khi sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh để bảo vệ cơ thể và tính mạng của bản thận thì chậm 1 phút là bạn đã thấy khó chịu, chỉ cần chưa đưa người nhà của bạn vào phòng thì đã có chửi bới, đã có thái độ bất mãn với nhân viên y tế. Tại sao lại thế? Tại sao lại đối xử với bất công với người làm cái nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý như thế. Giảng viên dạy Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận xét: Nghề Y là nghề làm dâu trăm họ và là dịch vụ khó chiều nhất hiện nay.

Điều đặc biệt thứ hai của nghề chữa bệnh cứu người chính là việc cái giá mà người ta trả cho người phục vụ mình quá rẻ mạt. Nếu như bạn có thể bỏ ra cả triệu đồng để có một bữa ăn thì để cứu chữa và chăm sóc sức khỏe cho mình thì nhân viên y tế chỉ được trả một số tiền lương rất bèo bọt đến nỗi không đủ sống. Bệnh viện có trăm loại người, mỗi người một tính cách, người hiểu và thông cảm cho nghề này thì còn thương bác sĩ, Điều dưỡng còn người không hiểu chuyện chỉ cần chậm một phút thôi đã bị chửi bới, dọa nạt, thậm chí còn bị đánh rách cả đầu. Điều Dưỡng viên, học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn chia sẻ ở khoa cấp cứu, số lượng bệnh nhân đông nên cần sàng lọc bệnh nhân nặng để cấp cứu trước nhưng người nhà cứ cho là không tận tâm với nghề nên có thái độ không hợp tác. Thậm chí có người còn dúi phong bì vào tay rồi kể quen người này người kia để tạo áp lực. Công việc của chúng tôi đã quá vật vả lại thêm cơ cực và áp lực hơn là vì thế.

Nghề Y là nghề “làm dâu trăm họ” khổ nhất trong mọi nghề

Nghề Y là nghề “làm dâu trăm họ” khổ nhất trong mọi nghề

Làm sao để con đừng hỏi: Tối nay mẹ lại trực đêm phải không?

Là người sống tình cảm, luôn quan tâm và chăm sóc người khác nên người ngành y, nhất là con gái thường sống nội tâm nhiều hơn. Vì thế, nếu là người đã có gia đình thì sẽ buồn nhiều hơn. Thời gian đầu tiên các con cần hơn ai hết là hơi ấm của mẹ, được bên mẹ, được mẹ vỗ về yêu thương nhưng điều đó thật quá xa xỉ đối với chị bác sĩ hay điều dưỡng vì thời gian thay vì bên con thì lại tất tả bên người bệnh, chăm sóc cho bệnh nhân, đứng bên bàn mổ hay vội vàng tiếp đón bệnh nhân…điều đó chính là điều thiệt thòi nhất mà những người làm nghề Y đang phải chịu đựng. Đó cũng là câu chuyện của một Giảng viên dạy Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có vợ là bác sĩ: Nhiều đêm con khóc vì nhớ mẹ mà chẳng biết làm thế nào. Hai bố con chỉ biết ngồi ôm nhau rồi con khóc bố cũng khóc. Nghề nào cũng có niềm riêng, có nỗi buồn sâu kín.

Lớn lên một chút, có thể con sẽ hiểu nghề chữa bệnh cứu người bắt buộc phải như thế hoặc là mẹ vẫn cứ bận rộn như vậy không phải vì vô tâm mà vì tính chất công việc như thế. Một cô Hộ sinh, cựu sinh viên Cao đẳng Hộ sinh đêm nào cũng khó sau ca trực vì đứa con nhỏ nhớ mẹ, đêm nào cũng khóc khan giọng. Rồi ngày ngày hỏi mẹ, mẹ ơi, mẹ lại đi trực đêm phải không khiến chị đau lòng đến bật khóc nức nở.

Làm sao để con đừng hỏi: Tối nay mẹ lại trực đêm phải không?

Làm sao để con đừng hỏi: Tối nay mẹ lại trực đêm phải không?

Dù bé chưa hiểu cái nghề của mẹ vất vả thế nhưng không thể giải thích cho con hiểu, thấy ánh mắt đượm buồn của con thấy lòng buồn vô hạn!

Trang Minh