Bác sĩ càng yêu nghề thì càng lận đận mưu sinh và tình duyên

Bác sĩ càng yêu nghề thì càng lận đận mưu sinh và tình duyên

Chuyện đời bác sĩ luôn khiến cho sống mũi cay cay vì đó là một chuỗi dài những bi kịch và nếu càng yêu nghề thì sẽ càng lận đận mưu sinh.

Bác sĩ càng yêu nghề thì càng lận đận mưu sinh

Bác sĩ càng yêu nghề thì càng lận đận mưu sinh và tình duyên

Đó cũng là nghịch cảnh mà người nghề Y đã yêu và theo con đường Y nghiệp cần phải chịu đựng. Thực tế đã chứng minh nếu càng say mê với nghề chữa bệnh cứu người thì sẽ càng lận đận mưu sinh. Đó là điều đương nhiên.

Chuyện đời bác sĩ thường lận đận hơn những người khác

Nếu bạn nhìn vào cuộc đời của một người thầy thuốc để cảm thấy mình còn may mắn. Bởi vì ngày tháng thân xuân và công sức của họ đã dành cả cho y văn, cho buổi trực, buổi học, buổi thi…họ dường như chẳng có thời gian rảnh dành riêng cho mình để hẹn hò. Họ thậm chí còn chẳng có thời gian để nghỉ ngơi dù ngày qua ngày công việc cứ áp lực như thế. Kể về sự vất vả của nghề chữa bệnh cứu người mới thấy cực. 6 năm học đằng đẵng, biết bao tiền bạc, mồ hôi, công sức, những thứ cố gắng và phấn đấu đã khiến họ quên đi niềm vui vào những ngày nghỉ cuối tuần của riêng mình, với bạn bè, với người thương. Cứ thế, họ học và học để mong có tấm bằng đẹp nhất để có thể xin vào một bệnh viện danh giá, đỡ đần cho bố mẹ sau những năm tháng nuôi mình ăn học. Vào bệnh viện rồi lại cày cuốc để có vị trí tốt, lại tranh thủ học để nâng cao trình độ…để có thêm thu nhập lại tranh thủ ngày nghỉ làm thêm đôi ba chỗ, vài việc tay trái. Rồi thời gian hẹn hò dường như chỉ còn rất ít. Đó cũng chính là hoàn cảnh của những người đang học Y như ở Cao đẳng Xét nghiệm y học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Không chỉ lận đận công việc sự nghiệp mà người học Y còn khó tránh cái vất vả về chuyện tình duyên. Họ bận đến nỗi chẳng có thời gian để hẹn hò, yêu đương, để lo cho hạnh phúc của riêng mình. Họ thường yêu muộn, cưới muộn và lập gia đình muộn màng hơn so với những người khác. Nhiều cô gái học Y mà bị gia đình phản đối, nhiều cặp tình nhân phải ngậm ngùi chia xa chỉ vì cô hay cậu ấy theo Y nghiệp. Rồi những gia đình của người trong ngành khó mà hạnh phúc, tỷ lệ ly hôn tăng nhanh vì áp lực từ công việc và cuộc sống mà con người thì ngày càng ích kỷ nên dễ rơi vào tình trạng tan vỡ. Bạn M, sinh viên học văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cũng nhận thấy từ khi học Y thì nhận thấy con đường tình duyên trở nên lận đận, nhiều người không thể tìm thấy tình yêu của cuộc đời mình. Bạn học Y thì xác định yêu muộn và cưới muộn trong khi bạn bè đã có gia đình rồi.

Chuyện đời bác sĩ thường lận đận hơn những người khác

Chuyện đời bác sĩ thường lận đận hơn những người khác

Muốn đỡ khổ thì đừng yêu nghề Y quá, bác sĩ ơi!

Câu chuyện nhiều bác sĩ bỏ nghề, bỏ bệnh viện, bỏ cơ sở y tế để làm cho các bệnh viện công đã không còn là câu chuyện cũ hiện nay. Nhất là đối với các bệnh viện công lập với chế độ thu nhập quá thấp thì việc giữ được nhân viên tế lâu năm thì càng là chuyện không thể. Họ sẽ khó sống và đảm bảo thu nhập và sinh hoạt hằng ngày nếu như cứ cố gắng bám trụ đến công việc của một thầy thuốc. Đó cũng chính là câu chuyện của bạn thân tôi, hiện anh đã học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Anh kể trước đây là ở phòng khám, lương thấp quá, không đủ tiền nuôi vợ con nên quyết định bỏ nghề, theo học Dược để bán thuốc đảm bảo thu nhập hơn. Hiện anh đã mở được quầy thuốc tại nhà tự kinh doanh, điều kiện kinh tế dư dả hơn. Đó là quyết định đúng đắn để chấm dứt những tháng ngày thiếu thốn khi làm nghề Y mà mức thu nhập quá thấp.

Bởi vậy, nếu muốn vợ con đỡ khổ, cuộc sống đã cơ cực thì bác sĩ ơi, yêu nghề ít thôi. Ngoài làm ở bệnh viện, nhiều người vẫn tranh thủ làm thêm bên ngoài, khám ở bệnh viện, phòng khám tư nhân, làm thêm nghề tay trái. Vì cuộc sống, họ chấp nhận bị xã hội gọi là những thầy thuốc không yêu nghề. Họ chấp nhận bị cho là người không có lương tâm nghề nghiệp khi không cống hiến hết mình cho công việc của mình để làm tròn trách nhiệm với người thân, gia đình.

Muốn đỡ khổ thì đừng yêu nghề Y quá, bác sĩ ơi!

Muốn đỡ khổ thì đừng yêu nghề Y quá, bác sĩ ơi!

Vậy nên, nghề y dẫu nhọc nhằn, vất vả vẫn theo và theo một cách cũng cơ cực và nhọc nhằn như thế. Nhiều sinh viên học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cũng đã tranh thủ học về những nỗi khổ ấy để sau khi ra trường không cảm thấy bỡ ngỡ.

Trang Minh