Không có MÁU ĐIÊN và MÁU LIỀU đừng mơ làm ngành Y ở Việt Nam!

Không có MÁU ĐIÊN và MÁU LIỀU đừng mơ làm ngành Y ở Việt Nam!

Nhiều người chưa từng học và làm nghề nhận định “học Y xin việc dễ, nghề có giá và lương rất ổn” nhưng lại không hề biết rằng nghề Y ở Việt Nam không phải ai cũng theo được.

Không có “MÁU ĐIÊN” và “MÁU LIỀU” đừng mơ làm bác sĩ ở Việt Nam!

Không có “MÁU ĐIÊN” và “MÁU LIỀU” đừng mơ làm bác sĩ ở Việt Nam!

Theo đó, người ta đánh giá cao những người dám dấn thân vào nghề Y nhất là theo con đường trở thành một bác sĩ ở nước ta. Nghề Y không sung sướng, thanh cao và đơn giản những những gì mà “người ta” vẫn thường nói. Đó là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ với sự toàn tâm toàn ý vì sự sống chết của bệnh nhân dựa trên lòng trung thực, kiên trì và can đảm. Nếu không có “máu điên” và “máu liều” thì đừng mơ theo được nghề Y đến cùng.

Chỉ có những người chưa từng học và làm nghề Y mới muốn cho con theo nghề

Đó là khẳng định trên trang tin của Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur của hầu hết những người đã và đang công tác trong nghề Y hoặc có con đang theo học nghề Y hoặc làm bác sĩ. Bởi vì nghề này chính là một cuộc đua cùng với thời gian, trí thức và thanh xuân. Đời người chỉ có hạn nhưng với người đã chọn Y nghiệp thì cuộc đời còn ngắn và gian truân hơn nhiều. Bạn phải chạy đua với kỳ thi THPT Quốc gia để đạt được số điểm tuyệt đối thì mới đủ điểm chuẩn đầu vào ở các trường đại học y Dược hàng đầu trên cả nước. Chỉ cần thiếu 0.25 điểm thôi thì bạn đã bị loại khỏi chặng đua đầu tiên trên con đường trở thành bác sĩ ở Việt Nam. Giảng viên Trần Anh Tú, hiện đang công tác ở Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói thêm về điều này: “Tôi thấy điểm chuẩn đầu vào ở các trường Đại học đào tạo nhóm ngành Sức khỏe ngày càng cao và ngày càng đông thí sinh đăng ký theo học chứng tỏ nghề Y Dược luôn rất hấp dẫn. Nhưng những bạn có năng lực vừa phải nên cân nhắc để lựa chọn được môi trường học tập phù hợp với bản thân và điều kiện kinh tế vì kinh phí đào tạo ở các trường này trong năm học tới đây dự kiến đang còn tăng nữa”.

Chỉ có những người chưa từng học và làm nghề Y mới muốn cho con theo nghề

Chỉ có những người chưa từng học và làm nghề Y mới muốn cho con theo nghề

Những hi sinh và vất vả mà người làm nghề Y ở nước ta đang phải chịu đựng và gánh chịu chỉ có những người trong nghề mới hiểu. Bởi vậy có thể dễ hiểu là hầu hết bác sĩ trong nghề đều không muốn hướng con cái hay người thân theo nghề. Vì đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn. Chỉ có những người chưa từng hiểu biết và trải nghiệm cái sự “khổ” mà nghề Y đem tới mà nghe lời người ta mới khuyên con cái nền trở thành bác sĩ. Sẽ chẳng có ai nói “bác sĩ sướng lắm, học Y thì chỗ nào chả cần, bệnh viện nào chẳng thiếu hay lương ổn định mà còn có thể mở phòng khám riêng nên tiền tiêu chẳng bao giờ hết” nếu như bạn đã từng thi chiều thứ 7, đêm đi trực thấu sáng rồi sáng lại cắp sách đến trường thi. Cái cảm giác mệt mỏi khi ngửi mùi hóa chất ngâm xác ở phòng giải phẫu trên xác người vẫn còn in đậm trong tâm trí của nhiều người học Y. Và đó có thể được xem là căn cứ để bạn cảm thấy nghề Y thực sự bất công khi nếu lỡ may bị tòa gọi đến hầu hay xét xử vì những thứ bản thân chẳng liên quan như vụ xét xử Bác sĩ Hoàng Công Lương ở Đơn nguyên chạy thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình sẽ chẳng còn hiếm nữa. Qua câu chuyện lao lý đó, giảng viên dạy Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói đôi lời: “Bác sĩ ở Việt Nam là nghề khổ nhất và vì thế, phải liều thì mới theo được nghề này”.

Muốn làm bác sĩ ở Việt Nam thì nhất định phải có MÁU LIỀU?

Đó là những điều người ta nhận ra ở tâm sự của một bác sĩ trẻ 9X gây bão cộng đồng mạng trong một thời gian dài sau khi gửi cho cô em vừa nhận tin thi trượt ngành y đa khoa của Đại học Y Hà Nội. Mổ trong những ngành danh giá nhất. ‘Máu liều” ở đây được hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Liều để cống hiến, liều để hi sinh, liều để đánh đổi, liều để có thể bỏ qua tất cả tình yêu, tuổi thanh xuân, những niềm yêu thích, tiền bạc, sức khỏe, tình yêu để có thể theo đến cùng cái nghề mà người ta vẫn ngợi ca là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Bởi vậy trước khi chọn nghề Y thì nhiều bạn sinh viên Cao đẳng Vật lý trị liệu  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  đã chuẩn bị tâm lý để đánh đổi và đã “liều”.

Muốn làm bác sĩ ở Việt Nam thì nhất định phải có MÁU LIỀU?

Muốn làm bác sĩ ở Việt Nam thì nhất định phải có MÁU LIỀU?

Ở Việt Nam, làm nghề Y phải chấp nhận sự bất công, nguy hiểm và chịu đựng. Bởi thế, nếu đã không xác định gắn bó, đã không có “máu điên” và “máu liều” thì tốt nhất từ bây giờ bạn nên xác định con đường khác cho mình thay vì theo nghề Y! Nghề Y không phải là nghề dành cho những người yếu đuối, nản trí và muốn làm 1 việc nhẹ lương cao.

Trang Minh