Sau phiên tòa, mong rằng bác sĩ Lương và chủ tọa không ngồi nhầm ghế!

Sau phiên tòa, mong rằng bác sĩ Lương và chủ tọa không ngồi nhầm ghế!

Người ta chỉ buồn cười khi cụ ông 71 tuổi được chẩn đoán có kinh nguyệt nhưng hàng nghìn người đã khóc khi bác sĩ Lương sơ sẩy liên quan đến vụ án hình sự và phải trả giá đau đớn.

Mong sau phiên tòa, kể cả bác sĩ Lương và chủ tọa, không ai phải ngồi nhầm ghế!

Mong sau phiên tòa, kể cả bác sĩ Lương và chủ tọa, không ai phải ngồi nhầm ghế!

Vây người ta lại đặt thêm một câu hỏi, trong phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và 2 bị cáo khác liên quan đến vụ án hình sự khiến 9 người chết ở BVĐK Hòa Bình nếu các quan tòa ngồi nhầm chỗ thì hậu quả sẽ ra sao, sẽ có bao nhiêu người phải gánh lấy hậu quả. Và đương nhiên, trong chúng ta đều mong rằng sau khi kết thúc phiên tòa , kể cả bác sĩ Lương và quan tòa, không ai phải ngồi nhầm ghế.

HĐXX không phải là cơ quan buộc tội, ra tòa không có nghĩa là có tội!

Những ngày qua, phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương thực sự đã trở thành chủ đề nóng bỏng. Đó không chỉ là nơi xét xử các bị cáo trong vụ án hình sự mà còn là nơi để bảo vệ công lý, bảo vệ những người dân thực sự không có tội. Không thể áp đặt suy nghĩ cũ là “cứ ra tòa là phải có tội” vào vụ án này. Bởi vì trong 10 ngày diễn ra vụ án, có quá nhiều tình tiết và vấn đề cần được giải quyết cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có liên quan chặt chẽ. Việc Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo khi cho rằng đã có đầy đủ chứng cứ buộc tội là chưa đúng, đặc biệt là có quá nhiều chứng cứ chứng minh bác sĩ Hoàng Công Lương vô tội bị bác bỏ, các chuyên gia và người của cơ quan chức năng khi được luật sư bào chữa hỏi đều bị tòa phản đối không không cho nói trong phiên tòa công khai và dân chủ này. Khoan nói về việc bác sĩ Hoàng Công Lương có tội hay không vì đó là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tố tụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến cách làm việc của HĐXX khi điều hành vụ án này thì có thể nhận thấy có quá nhiều vấn đề. Bạn H. sinh viên năm cuối của lớp Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cho biết: “Em theo dõi vụ án và thấy rằng có rất nhiều tình tiết chứng minh bác sĩ Lương vô tội không được đưa ra, điều đó rất vô lý và cần xem xét”. Việc bác sĩ Lương bị khởi tố và ra tòa không có nghĩa là anh có tội. Và trong mỗi phiên tòa xét xử thì tòa án chính là cơ quan trung gian, là “người phán xử” với những phán quyết chính xác nhất giữa 2 bên bao gồm: bên buộc tội (công an, viện kiểm sát) và bên gỡ tội (luật sư, bị can, bị cáo). Vì thế, nguyên tắc tối quan trọng khi điều hành một phiên tòa như vụ án hình sự ở BVĐK Hòa Bình chính là suy đoán vô tội thì HĐXX gần như không áp dụng. Chính vấn đề này đã khiến cho việc lạm quyền và oan sai có khả năng xảy ra cao hơn, nhất là đối với bị cáo Hoàng Công Lương. Bởi thế, việc mà HĐXX cần làm là cần tôn trọng, lắng nghe và sáng suốt xem xét tất cả các chứng cứ, tình tiết cả cũ và mới mà bất kỳ một người nào muốn đưa ra phiên tòa.

HĐXX không phải là cơ quan buộc tội, ra tòa không có nghĩa là có tội!

HĐXX không phải là cơ quan buộc tội, ra tòa không có nghĩa là có tội!

 Vậy, tất cả chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi: “Tại sao HĐXX phien tòa này không dám cho luật sư bào chữa cho bác sĩ Lương công bố video mà bà cho rằng sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện của vụ án?”; “Tại sao HĐXX không dám cho bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh, một chuyên gia về nước chạy thận nhân tạo RO trình bày tại phiên tòa về nguyên lý hoạt động của hệ thống này?” rồi “Tại sao luật sư Nguyễn Văn Chiến (cũng là một ĐBQH) người bào chữa cho bác sĩ Lương phải kêu lên: “Tôi liên tục bị chủ toạ phiên toà bác bỏ quyền được hỏi đối với người cơ quan chức năng”? và rất nhiều nhân vật quan trọng như nguyên giám đốc BVĐK Hòa Bình, Trương Quý Dương vắng mặt tại vụ án, tại sao bị cáo Lương lại được nhiều người. Chính thái độ xét hỏi người nhà nạn nhân như xét hỏi tội phạm của HĐXX cùng với các tình tiết có lợi cho bị cáo đều bị bác bỏ khiến người ta nghi ngờ về tính công minh của quan tòa trong vụ án này. Phiên tòa cũng là chủ đề được nhiều sinh viên học Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  quan tâm theo dõi.

Vẫn còn rất nhiều quan tòa Việt Nam ngồi nhầm ghế!

Một trong những sự việc gây chấn động của Việt Nam về sự nhầm lẫn tai hại đến cả cuộc đời của một con người chính là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén bị oan sai. Một trong những nguyên cớ khiến 2 người này trong số rất nhiều người phải chịu tù ona là do sự khép kín, độc đoán của quy trình điều tra – truy tố – xét xử của một số cơ quan ở Việt Nam. Và không ai muốn tưởng tượng bản án dành cho Bác sĩ Hoàng Công Lương trong phiên tòa đang diễn ra vô cùng phức tạp gần 10 ngày qua cũng có kết cục tương tự. Vụ án oan sai trên cũng đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong đó có bạn L. (sinh viên năm 2 của Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Một số nguyên nhân khiến cho quan tòa sai sót có thể là trình độ kém, hoặc vô trách nhiệm, hoặc độc đoán, hoặc thiếu độc lập, hoặc không được cung cấp và thu thập nhiều lý lẽ, chứng cứ, tình tiết của những người có liên quan đến vụ án. Vậy nên nếu trong phiên tòa mà HĐXX chỉ nhăm nhe buộc tội, luận tội các bị cáo thì đương nhiên bị cáo như bác sĩ Hoàng Công Lương có quyền im lặng thì sẽ bị coi là ngoan cố. Hoặc nếu tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân thì sẽ bị coi là giảo hoạt, quanh co chối tội. Điều nguy hiểm của nhiều người trong xã hội có ủng hộ bác sĩ Lương đến đâu thì trong xã hội thông tin một chiều này cũng chẳng thể giúp được gì.

Không ai muốn BS Lương bị oan sai như ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén

Không ai muốn BS Lương bị oan sai như ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén

Nếu quan tòa làm đúng thì được ủng hộ, nếu trình độ kém thì quan tòa sẽ phải cúi mặt, thẩm phán có tiêu cực thì trả giá và nếu làm việc không khách quan sẽ bị dư luận phản đối. Vậy nên dù sao ai cũng sẽ mong sau phiên tòa xét xử bác sĩ Lương, cả bác sĩ và quan tòa đều được ngồi đúng ghế.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn