Phát hiện: “Không phải VKS mà Bộ Y tế mới là cơ quan buộc tội” bác sĩ Lương

Phát hiện: “Không phải VKS mà Bộ Y tế mới là cơ quan buộc tội” bác sĩ Lương

Trong phần bào chữa ở phiên tòa sáng 28/5, Luật sư Trần Hồng Phúc chỉ lỗi đánh máy trong công văn của Bộ Y tế khi trả lời câu hỏi của CQĐT chính là cơ sở định tội bác sĩ Lương.

Phát hiện: “Không phải VKS mà Bộ Y tế mới là cơ quan buộc tội” bác sĩ Lương

Phát hiện: “Không phải VKS mà Bộ Y tế mới là cơ quan buộc tội” bác sĩ Lương

Trước đó, ở các phiên tòa trước, bà Phúc, người bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương đã nêu ra hàng loạt những lỗ hổng và trách nhiệm trong quản lý nhân sự lẫn trang thiết bị và cách làm việc của cơ quan chủ quản của ngành Y tế khiến dư luận quan tâm. Cũng trong phiên tòa sáng nay, bà Phúc nêu ra sự thật là Bộ Y tế đã sửa câu hỏi của cơ quan điều tra tỉnh Hòa Bình vốn là “cơ sở định tội” cho bác sĩ Lương. Diễn biến của phiên tòa vẫn đang được trang tin tức y dược cập nhật.

Bộ Y tế tự ý sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, công an tỉnh Hòa Bình về vụ án

Trên trang tin của Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  những ngày qua thường xuyên cập nhật nội dung và diễn biến của phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và 2 bị cáo liên quan đến vụ án hình sự khiến 9 người chết tại Đơn nguyên chạy thận, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Cụ thể, diễn biến mới nhất khiến không ít người dân, trong đó có nhiều người ủng hộ bác sĩ Lương vô tội cảm thấy bức xúc và bất bình trước cách làm việc và thái độ của Bộ Y tế trước vụ án mang tính lịch sử và ảnh hưởng đến ngành Y tế lớn nhất từ trước đến nay. Cụ thể, trong phiên xét xử sáng nay, vào ngày 28/5, tức là ngày thứ 10, vụ án bước vào phiên xét xử, Luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương đã chỉ ra những lỗi đánh máy “khó chấp nhận” trong công văn của Bộ Y tế khi trả lời câu hỏi của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Hòa Bình về vụ án hình sự trên. Đó là trong phần bào chữa của mình, luật sư Trần Hồng Phúc đã khẳng định chính “lỗi đánh máy” không hiểu vô tình hay cố ý của Bôh chính là văn bản được sử dụng để định tội cho 3 bị cáo gồm: Hoàng Công Lương, Bùi Mạnh Quốc, Trần Văn Sơn trong vụ án gây chấn động ngành Y những ngày qua.

Cụ thể, luật sư Phúc chỉ ra lỗi này nằm ở chỗ: sau khi nhận bộ câu hỏi của CQĐT của tỉnh Hòa Bình, Bộ Y tế đã tự ý sửa câu hỏi số 4 tức là thêm yếu tố về xét nghiệm AAMI (thuộc phần chuyên môn của hệ thống lọc nước chạy thận) vào phần trả lời khiến cho câu hỏi này trở thành câu hỏi nhằm làm mệnh đề (dù CQĐT không hỏi về AAMI). Chính câu hỏi được sửa trên đã dẫn đến việc cơ quan điều tra, công an tỉnh Hòa Bình dựa vào đó cho rằng nếu các bị can (nêu trên), trong đó có bị cáo Hoàng Công Lương không tiến hành hoặc không chờ kết quả AAMI mà cho chạy thận là có tội! LS Trần Hồng Phúc đề nghị Viện kiểm sát (VKS) xem lại cáo trạng, cụ thể là ở trang số 7, 8 cáo trạng số 05 ngày 22/2/2018. Tại đây, VKS đã trích nguyên văn nội dung trả lời của Bộ Y tế cho câu hỏi của cơ quan điều tra. Trong đó có xác định đến tiêu chuẩn AAMI, sau này ở phần luận tội cho các bị cáo liên quan, quan điểm của vị đại diện VKS đã xác định rằng, cần phải chờ kết quả xét nghiệm AAMI, nếu không chờ kết quả này sẽ phát sinh thêm trách nhiệm hình sự của các bị cáo trong vụ án. Tròn đó có bị cáo Hoàng Công Lương. Nội dung trên được đưa ra lập luận trong phiên tòa sáng nay, ngày 28/5. Theo giảng viên đang Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cũng rất quan tâm đến tiêu chuẩn trên trong chạy thận nhân tạo.

Công văn 4342 của Bộ Y tế mà chúng tôi có được - pv.

Văn bản của Bộ Y tế bị sửa đổi khi trả lời câu hỏi của Cơ quan điều tra

“Lỗi đánh máy” trong công văn của Bộ Y tế là cơ sở định tội bác sĩ Lương

Cũng theo luật sư Phúc thì trước đó, khi thảm họa y khoa xảy ra vào cuối tháng 5/2018, CQĐT công an tỉnh Hòa Bình đã gửi công văn số 454 đến Bộ Y tế gồm 6 câu hỏi. Bộ Y tế phúc đáp bằng công văn số 4342. Cụ thể trong 6 câu hỏi được gửi đến thì câu hỏi thứ 4 của CQĐT có nội dung là: “Sau khi sửa chữa hệ thống nước RO số 2, có cần thiết phải xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn nước trước khi đưa hệ thống lọc nước vào sử dụng hay không, căn cứ vào văn bản nào và hướng dẫn cụ thể nào?”. Điều đó chứng tỏ trong câu hỏi này nguyên văn không hề đề cập đến AAMI, CQĐT đã đề cập đến AAMI trong các câu hỏi trước đó khi gửi đến Bộ Y tế). Vậy nhưng khi xem xét công văn trả lời của Bộ Y tế, ở công văn số 4342 của Bộ Y tế, ở đề mục trả lời số 4 và đề mục trả lời số 5 (ứng với câu hỏi số 4, số 5 của CQĐT) thì lại có nội dung của cùng một câu hỏi. Theo LS Trần Hồng Phúc thì có thể hiểu có thể đây là lỗi đánh máy của BYT khi để nhầm 2 câu hỏi giống nhau đến như vậy. Tuy nhiên, cái lỗi ấy lại nặng hơn trong phần trả lời của Bộ Y tế trong câu hỏi số 4.

Cụ thể, nội dung câu hỏi dù CQĐT hỏi là “có cần xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiểu chuẩn nước hay không”, thì công văn Bộ Y tế lại viết trong phần trả lời: “Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2, để đảm bảo chất lượng nước trước khi đưa vào sử dụng chạy thận nhân tạo cho người bệnh nhất thiết phải làm xét nghiệm để kiểm tra chất lượng nước có phù hợp với tiêu chuẩn AAMI trên đây hay không. Việc xét nghiệm tồn dư hóa chất khi tiệt trùng, lọc nước, xúc rửa hệ thống lọc nước RO là bắt buộc, đồng thời, khuyến cáo việc xét nghiệm thêm vi khuẩn và độc tố Endotoxin”.

Luật sư phát hiện Bộ Y tế tự ý sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, công an tỉnh Hòa Bình về vụ án

Luật sư phát hiện Bộ Y tế tự ý sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, công an tỉnh Hòa Bình về vụ án

 Một bạn sinh viên theo học Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  rất quan tâm đến vụ án dẫn lời luật sư Trần Hồng Phúc thì bà hiểu là Bộ Y tế biên tập lại nội dung câu hỏi số 4 của CQĐT để làm mệnh đề trả lời, nhưng mệnh đề này phát sinh thuật ngữ AAMI và kết thúc câu lại là dấu chấm (.), thành ra, gây hiểu lầm rằng đó là trả lời và nội dung trả lời cho thấy cần có xét nghiệm AAMI. Đây là sai lầm tai hại và có thể là căn cứ buộc tội bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án trên. “Chúng tôi nghĩ rằng, không phải VKS mà chính Bộ Y tế mới là cơ quan buộc tội các bị cáo ngồi đây ngày hôm nay. Bởi vì Bộ Y tế đã tự biên tập lại câu hỏi không nằm trong danh sách câu hỏi của CQĐT. Về vấn đề này, LS đề nghị đại diện VKS đánh giá ở bút lục 1487 và bút lục 1485 là công văn của CQĐT, công an tỉnh Hòa Bình gửi cho Bộ Y tế”. Nội dung trên được dư luận hết sức quan tâm trong phiên tòa ngày 28/5.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn