Có phải Dược sĩ bán thuốc là nghề ngồi mát ăn bát vàng?

Có phải Dược sĩ bán thuốc là nghề ngồi mát ăn bát vàng?

Có phải Dược sĩ bán thuốc là nghề ngồi mát ăn bát vàng?

Dù không có cuối tuần, không có giờ nghỉ, thường trực nỗi lo tai nạn nghề nghiệp…nhưng Dược sỹ vẫn được xem là nghề“ngồi mát ăn bát vàng”?

Có phải Dược sĩ bán thuốc là nghề ngồi mát ăn bát vàng?

Có phải Dược sĩ bán thuốc là nghề ngồi mát ăn bát vàng?

Được gắn mác “bán thuốc lãi lắm”, người ngoài cứ xem nghề Dược sĩ sướng lắm, nhàn tênh, ngồi không đáng tiền. Nhưng đâu ai biết có những nỗi niềm, những vất vả riêng mà chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu thấu được.

Dược Sỹ nói KHÔNG với CUỐI TUẦN

Với tất cả các công việc khác, thứ 7, chủ nhật luôn luôn là ngày nghỉ. Chỉ trừ một số công việc mang tính đặc thù, dịch vụ đặc biệt. Nhưng riêng với những người Dược Sỹ, làm công việc tại các quầy thuốc thì họ phải tuyệt nhiên nói KHÔNG với ngày nghỉ cuối tuần.

Nữ Dược Sỹ tên Kh. (Hà Nội) chia sẻ thêm: “Tôi làm công việc bán thuốc đã hơn 20 năm, từng ấy năm chưa bao giờ có ngày nghỉ cuối tuần, chỉ khi nào có công việc thì nghỉ rồi thay người khác chứ không cố định như nghề khác. Đầu tiên, thấy cũng hơi vất vả, không như lúc còn học ở Cao đẳng Dược nhưng sau dần quen, tôi lại thích yêu những ngày cuối tuần đi làm hơn”.

Vậy mới biết cái mác đứng quầy bán thuốc nhàn, sướng chỗ nào thì chưa biết nhưng hiểu rằng, họ phải làm việc suốt cả năm, cả tuần. Và không có khái niệm nghỉ cuối tuần với họ. Nếu bạn đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng, Trung cấp Y Dược thì cứ xác định muốn theo nghề phải chấp nhận hi sinh cuối tuần quý giá nhé. Thậm chí ngày đó sẽ là ngày làm việc vất vả nhất khi mọi người được nghỉ ngơi và đi du lịch với nhau.

Người bán thuốc nói KHÔNG với GIỜ HÀNH CHÍNH

Thêm một khái niệm nữa mà Dược Sỹ cần phải tập xác định trước khi dấn thân vào. Đó chính là công việc này không có giờ làm việc theo hành chính. Không phải chỉ làm việc từ 8 giờ sáng đến 5h30 chiều thì về. Không phải cứ hết giờ là đi về nhà làm những công việc riêng.

Tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2017.

Và đã không ít khách hàng đến quầy thuốc của anh G. (Giảng viên Trung cấp Dược lúc nửa đêm, khi đầu giờ sáng, tầm 2- 3giờ. Cái lúc mà giấc ngủ ngon nhất, bù lại năng lượng cho cả ngày vất vả thì người Dược Sỹ cũng phải dậy để cắt thuốc, kê đơn cho bệnh nhân. Dù giấc ngủ có quý giá thì sức khỏe, tính mạng của khách hàng mới là điều quan trọng.

Nếu không ngủ thì bạn có thể ngủ sau, mà nếu như không có thuốc thì rất có thể tính mạng của bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm.

Dược Sỹ nói KHÔNG với MẶC ĐẸP

Là con người, nhu cầu làm đẹp là nhu cầu tất yếu cho cả nam và nữ. Nhất là với chị em thì nhu cầu ấy đặc biệt quan trọng. Thêm vào đó, khi cuộc sống đã được đủ đầy thì người ta luôn muốn có được những bộ trang phục đẹp.

Tuy nhiên, khác với tất cả các công việc khác có thể tự do mặc những gì mình thích, thể hiện phong cách thời trang mà mình đang theo đuổi hay mặc đồng phục phù hợp với công việc và chuyên ngành.

Vậy nhưng bác người Dược sỹ bán thuốc thì dù có quần áo đẹp đến thế nào, váy áo xinh ra sao thì bên ngoài luôn là chiếc áo trắng đặc trưng. Áo Blouse gắn với sinh viên học Y Dược từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi đi làm, hành nghề. Và nhất là với người Dược sỹ thì chiếc áo ấy còn thể hiện cho sự yêu nghề, tôn trọng bệnh nhân và chuyên nghiệp trong việc kê và bán thuốc chi người bệnh.

Bán thuốc KHÔNG “LÃI LỜI” nhiều lắm

Ngoài việc gắn mác nhàn, “ngồi mát ăn bát vàng” thì người ngoài còn quan niệm là bán thuốc “lãi” lắm. Có khi kiếm được cả tiền trăm tiền triệu một hộp hay một vỉ thuốc.

Nhưng xin thưa, có những mặt hàng bán chỉ được 500 đồng thôi ạ. Vợ chồng anh H. chị D. Cho biết thêm: Nhiều hôm bán cả ngày, khách đông lắm, bán không xuể tay nhưng tính đi tính lại thì cũng chẳng ăn thua.

Bán thuốc không "lãi" nhiều

Bán thuốc không “lãi” nhiều 

Nghề nào cũng có nỗi khổ riêng, nghề Dược sỹ bán thuốc cũng không tránh khỏi. Vậy nên, để trở thành một người Dược sỹ giỏi, có tâm, có tầm và đủ yêu nghề để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Có những hi sinh vất vả thầm lặng mà người bán thuốc mới hiểu được. Xin đừng nặng lời với người Dược sỹ nhé. Họ cũng còn nhiều nỗi gian truân lắm!

Trang Minh – Cao đẳng Dược Hà Nội