Dược sĩ tư vấn cách giải ngộ độc rượu bia ngày Tết

Dược sĩ tư vấn cách giải ngộ độc rượu bia ngày Tết

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược, trong rượu có nhiều hợp chất như Ethanol, Methanol, Isopropyl là nguyên nhân gây ngộ độc rượu bia. Vậy khi bị ngộ độc rượu bia, say rượu nên xử lý thế nào?

Dược sĩ tư vấn cách giải ngộ độc rượu bia ngày Tết

Phải làm gì khi bị ngộ độc rượu bia. 

Nguyên nhân gây ngộ độc rượu bia.

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược, trong rượu có nhiều hợp chất như Ethanol, Methanol, Isopropyl. Ethanol là thành phần chính của các đồ uống có cồn, và cũng là dung môi của các dược phẩm, là chất pha loãng trong nhiều sản phẩm thường dùng hàng ngày như nước súc miệng, nước hoa…

Ngộ độc rượu có thể xảy ra khi uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là uống trong khoảng thời gian ngắn.

Những yếu tố khác dễ khiến người bị ngộ độc rượu như bệnh tim mạch, bệnh mạn tính, bệnh tiểu đường, người có cân nặng thấp, uống rượu khi chưa ăn uống gì.

Dấu hiệu của ngộ độc rượu bia.

Theo các bác sĩ, người bị ngộ độc rượu bia có các dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, rối loạn vận động, rung giật nhãn cầu…

Nếu ngộ độc rượu bia nặng có thể gây hôn mê, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp cấp rất dễ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Người bệnh bị ngộ độc rượu cấp có thể bị nhiễm toan máu, hạ kali máu, hạ đường huyết khiến cho bệnh càng thêm nặng nề. Một số biểu hiện khác như gây bệnh cơ tim, suy tủy xương, bệnh thần kinh ngoại biên, bất thường thai nhi…

Đưa người bệnh đến cơ sở Y tế nếu ngộ độc rượu bia nặng

Đưa người bệnh đến cơ sở Y tế nếu ngộ độc rượu bia nặng

Hướng dẫn cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu bia.

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu bia như sau:

  • Khi thấy người bệnh có dấu hiệu của ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối thấp cho người bệnh nằm nhằm làm nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng, cứ vài tiếng phải đánh thức người bệnh dậy cho ăn.
  • Nên cho người bị ngộ độc rượu uống nhiều nước để tránh mất nước. Tốt hơn là uống nhiều nước ấm. Ngoài ra cũng có thể cho người bị ngộ độc rượu bia uống nước gừng tươi, sữa nóng, cam vắt, , nước chè xanh, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi… sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
  • Không nên cho người bị ngộ độc rượu dùng các loại thuốc như thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích vì có hại, dễ bị nhiễm trùng.

Không được cho người bệnh tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp.

Lưu ý cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Người bệnh nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu.
  • Lay gọi người bệnh nhưng không tỉnh sau 2-3 giờ.
  • Co giật. Thở chậm, thở không đều, tím tái.
  • Vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu.

Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn.