Cách ngăn chặn con đường lây nhiễm của virus gây bệnh COVID-19

Cách ngăn chặn con đường lây nhiễm của virus gây bệnh COVID-19

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới hiện đang diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan nhanh chóng, vậy làm thế nào để ngăn chặn con đường lây nhiễm của virus gây bệnh nguy hiểm này?

Cách ngăn chặn con đường lây nhiễm của virus gây bệnh COVID-19

Cách ngăn chặn con đường lây nhiễm của virus gây bệnh COVID-19

Theo thông tin Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, tính đến sáng ngày 29/3, Việt Nam đã ghi nhận tổng số 179 ca mắc COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, cơ quan chức năng liên tục kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng.

Phát hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhận định, ở giai đoạn hiện tại, nguy cơ lây mắc Covid-19 bắt đầu cao do đã có những dấu hiệu bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và có những nguồn chưa xác định được chính xác. Hiện nay ổ dịch lớn nhất và nguy hiểm nhất tại Hà Nội là Bệnh viện Bạch Mai, nguồn lây nhiễm ban đầu được nhận định có thể là từ nhân viên y tế, từ bệnh nhân, nhóm người nhà chăm sóc bệnh nhân… Việc chưa xác định được F0 sẽ khiến tình hình trở lên phức tạp hơn. Thời điểm này cũng bắt đầu xuất hiện nhiều khó khăn do số bệnh nhân nước ngoài nhiễm bệnh cũng tăng lên, đặc biệt là những người có triệu chứng nhẹ đã di chuyển nhiều nơi đông người.

Theo chuyên gia cho biết, nếu chúng ta có thể cách ly được người Việt từ nước ngoài về không để chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng tăng, cuối tháng 4 và đầu tháng 5 dịch bệnh sẽ dịu đi. Tới lúc đó, đỉnh dịch của các nước Châu Âu, Mỹ cũng đã qua đi, nguy cơ thâm nhập từ bên ngoài sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để chùm ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng nhiều, tình hình bệnh sẽ phức tạp.

Tuyệt đối không đi đến chỗ đông người

Tuyệt đối không đi đến chỗ đông người 

Cách tốt nhất để ngăn chặn con đường lây nhiễm virus SARS-CoV-2

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, con đường lây nhiễm COVID-19 là từ người sang người khi tiếp xúc gần, chính vì thế đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến bệnh tiếp tục lây lan. Theo bác sĩ, nếu làm tốt vấn đề hạn chế tiếp xúc gần thì chúng ta có thể cắt đứt được con đường lây nhiễm của dịch bệnh. Chính vì thế mỗi cá nhân cần ý thức thực hiện các biện pháp bảo vệ chính mình như: hạn chế tiếp xúc, kiểm soát được các thành viên trong gia đình (đi đâu, làm gì, tiếp xúc với ai). Đây là cách đơn giản để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.

Bác sĩ Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đồng tình với quan điểm trên. Người dân nên thực hiện theo lời kêu gọi của các cơ quan chức năng là hạn chế đi ra ngoài đường, trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì nên lưu ý giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác là tối thiểu 2m, luôn mang khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, khi đi ở ngoài về cần tắm rửa và thay quần áo ngay.

Theo thông tin văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, số ca bệnh ngày càng gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân trong những ngày này không ra đường, nếu không có việc thực sự cần thiết. Đặc biệt những người trên 60 tuổi cần ở nhà toàn bộ thời gian. Bởi đây là đối tượng có nhiều nguy cơ bệnh sẽ diễn biến nặng nếu mắc Covid-19.

Bên cạnh đó, người dân cần thông báo cho chính quyền và công an nơi mình sinh sống về những người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả công dân Việt Nam và nước ngoài) từ 8/3 đến nay không thực hiện cách ly. Các địa phương chấp hành nghiêm quy định tạm thời dừng hoạt động tại các điểm vui chơi, giải trí, xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.

Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.