Điều Dưỡng viên khẳng định: Con cứ ốm cho uống kháng sinh là hại con

Điều Dưỡng viên khẳng định: Con cứ ốm cho uống kháng sinh là hại con

Khác hẳn với quan niệm của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ là con cứ có triệu chứng ốm, ho sốt là cho dùng thuốc kháng sinh, Điều Dưỡng viên cho rằng đây là thói quen rất tai hại.

Điều Dưỡng viên khẳng định: Con cứ ốm cho uống kháng sinh là hại con

Theo đó, hiện nay lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng với bệnh, dùng kháng sinh nửa chừng… là vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy phụ huynh đã biết cách sử dụng thuốc kháng sinh cho con đúng cách chưa?

Chuyên gia y tế định nghĩa về thuốc kháng sinh là gì?

Trước khi biết được cách dùng thuốc kháng sinh cho trẻ như thế nào là đúng cách thì bạn cần biết được thuốc kháng sinh là gì và đặc điểm như thế nào? Theo các giảng viên dạy Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Vì thế, thuốc kháng sinh được hiểu một cách đơn giản chính là các loại thuốc có tác dụng giết vi khuẩn (vi sinh mầm bệnh gây nhiễm trùng) hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh cho con người.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi và không dựa trên chỉ định của bác sĩ thì việc điều trị bệnh cho trẻ sẽ mắc một số vấn đề như:

  • Dùng thuốc không đúng bệnh: Việc người bệnh tự đi mua thuốc kháng sinh ngoài hiệu thuốc bằng cách kể bệnh mà không tới các cơ sở y tế có thể không phù hợp về thuốc so với mặt bệnh, và không đúng liều dùng. Vì thế, sử dụng thuốc nhưng không khỏi bệnh.
  • Khó khỏi bệnh: Rất nhiều trường hợp khi dùng kháng sinh mãi không khỏi mới tới bệnh viện khám bệnh làm cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh sẽ khó khăn hơn, bởi việc dùng kháng sinh tùy tiện trước khi đến bệnh viện sẽ làm cho hầu hết bệnh nhiễm trùng đều giảm hoặc mất triệu chứng đặc thù của bệnh. Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nặng nề hơn.

Chuyên gia y tế định nghĩa về thuốc kháng sinh là gì?

Chuyên gia y tế định nghĩa về thuốc kháng sinh là gì?

Cứ ốm là cho con uống thuốc kháng sinh: Sai lầm của nhiều phụ huynh Việt Nam

Cũng nói về vấn đề này, GS.TS Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Phụ trách, điều hành bệnh viện Bạch Mai khẳng định tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng bệnh, không đúng phác đồ điều trị vẫn còn nhiều trong cộng đồng. Đó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ và người lớn. Giáo sư cho biết, hiện nay người bệnh chỉ uống nửa liều thuốc bác sĩ kê là dừng. Chẳng hạn một liều cần uống 3g/ngày song người bệnh chỉ uống một nửa liều. Hay có bệnh nhân mới dùng thuốc kháng sinh 2 ngày, thấy bệnh đỡ liền tự ý ngưng sử dụng, trong khi bác sĩ kê thuốc uống 5 ngày mới đủ liều.

Điều Dưỡng viên đến từ Cao đẳng Điều Dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cũng chỉ ra việc không dùng kháng sinh đúng liều, đúng quy định của bác sĩ sẽ dẫn tới việc vi khuẩn thích nghi dần và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Việc này đang làm gia tăng các trường hợp kháng thuốc, khiến nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng khó điều trị; gây ngộ độc, dị ứng, loạn khuẩn… làm nặng thêm bệnh, nguy cơ tử vong cao tại các bệnh viện, mặc dù chỉ là những căn bệnh thông thường. Đặc biệt với trẻ em, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, xảy ra tình trạng kháng kháng sinh là vô cùng nguy hiểm khiến cho việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người bệnh cần hiểu đúng về thuốc kháng sinh và tuân thủ phác đồ điều trị dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ. Người dân tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh, lạm dụng kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh không đủ liều, đúng theo hướng dẫn tránh việc con cứ ốm sốt hay ho là dùng thuốc.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn