Bệnh viêm loét giác mạc do nấm có những biện pháp phòng ngừa nào?

Theo nghiên cứu được biết, có rất nhiều loài nấm gây bệnh cho mắt. Viêm loét giác mạc do nấm là một bệnh hay gặp ở những nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam

Viêm loét giác mạc do nấm là một bệnh nhiễm trùng giác mạc

Viêm loét giác mạc do nấm là một bệnh nhiễm trùng giác mạc

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm loét giác mạc do nấm?

Viêm giác mạc do nấm là một nhiễm trùng giác mạc (mái vòm tròn, trong suốt che mống mắt và đồng tử) gây đau đớn, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt hoặc dịch tiết từ mắt.
Có rất nhiều loại nấm khác nhau có thể gây viêm giác mạc như fusarium, aspergillus hoặc candida.

Tiên lượng của viêm loét giác mạc do nấm thường xấu hơn do khó chẩn đoán khi chỉ dựa vào lâm sàng mà không có điều kiện chẩn đoán bằng cận lâm sàng.

Trên thực tế lâm sàng, đa số bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm làm nghề nông, bị bệnh sau khi bị chấn thương (bụi, lá lúa, hạt thóc, cành cây, mạt sắt…) bắn vào mắt, thời gian từ lúc bị bệnh tới khi đến bệnh viện thường kéo dài do đã được điều trị tại địa phương như các phòng khám tư nhân, trạm y tế xã, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh sau khi điều trị không khỏi.

Theo một số các báo cáo trước đây, viêm loét giác mạc do nấm xuất hiện nhiều vào mùa xuân hè nhưng theo thống kê trong những năm gần đây bệnh xuất hiện tăng lên vào những tháng đầu mùa xuân, cuối mùa hè và cả mùa đông.

Các triệu chứng viêm giác mạc do nấm là gì?

Các triệu chứng của viêm giác mạc do nấm có thể bao gồm: Giảm thị lực, bệnh nhân đau ở mắt (thường đột ngột), tăng độ nhạy cảm ánh sáng. Chảy nước mắt, chảy nước mắt hoặc dịch tiết nhiều từ mắt. Nếu gặp bất kỳ những triệu chứng này, đặc biệt khi nó đến đột ngột, hãy tới cơ sở có chuyên khoa mắt để được bác sĩ khám và điều trị. Nếu không được chăm sóc, viêm giác mạc có thể dẫn đến mù lòa. Điều trị viêm giác mạc do nấm phải được bắt đầu ngay lập tức để ngăn ngừa mất thị lực.

Viêm giác mạc do nấm cần được chẩn đoán sớm để điều trị hiệu quả

Trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm, việc chẩn đoán xác định sớm có vai trò quan trọng trong công tác điều trị. Bệnh nhân được sử dụng thuốc chống nấm ngay từ đầu làm tăng hiệu quả của thuốc đồng thời giảm thời gian cũng như chi phí điều trị.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy định danh, kỹ thuật ELISA, kỹ thuật PCR…

+ Soi tươi: Cho kết quả nhanh, xác định được có nấm hay không có nấm nhưng chỉ phát hiện được nấm sợi khó phát hiện được nấm men.

+ Soi trực tiếp: Các kỹ thuật thường dùng để chẩn đoán nấm là: nhuộm gram, nhuộm đơn xanh metylen, nhuộm Giemsa, nhuộm P.A.S.

+ Nuôi cấy định danh loài nấm: Đa số các loài nấm gây viêm loét giác mạc chỉ trong 2-3 ngày đã mọc nhưng cũng có những trường hợp phải tới 5-7 ngày nấm mới mọc. Thạch Sabouraud có thêm kháng sinh (gentamycin hoặc chloramphenicol) để ở nhiệt độ < 30oC là môi trường thích hợp để nuôi cây nấm. Để định danh loài nấm gây bệnh phải dựa vào quan sát đại thể, vi thể và tính chất sinh lý của nấm sau khi đã được nuôi cấy trên môi trường.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là địa chỉ tin cậy khi Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là địa chỉ tin cậy khi Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng

Phòng bệnh viêm loét giác mạc do nấm đúng cách như thế nào?

Khi bị viêm loét giác mạc, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bị nhiễm trùng mắt hoặc ngay sau khi mắt bị chấn thương. Bệnh nặng sẽ để lại di chứng về sau dù có được điều trị tốt. Do đó, quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh đúng cách:

  • Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động để bảo vệ mắt khi làm việc như đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, khi tiện, hàn,…
  • Mang kính mát khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi cát, bụi và hạn chế sự tiếp xúc của mắt với tia cực tím.
  • Điều trị tốt và dứt điểm các bệnh mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm loét giác mạc.
  • Không dùng tay dụi mắt, không tự lấy dị vật khi có vật lạ xâm nhập vào mắt, nên đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kiểm tra và lấy dị vật dưới kính hiển vi bởi các bác sĩ chuyên khoa.
  • Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và chớp mắt thường xuyên để tránh khô mắt.
  • Đeo kính áp tròng đúng cách và vệ sinh kính sạch sẽ cả trước và sau khi đeo. Khi có tình trạng cộm xốn, đau nhức cần đi kiểm tra ngay.
  • Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm giác mạc:

Đặc biệt Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội khuyên không nên dùng thuốc nhỏ mắt có corticosteroid nếu không được chuyên gia chuyên về viêm giác mạc do virus kê toa và giám sát chặt chẽ.