Vì sao khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt?

Vì sao khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt?

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang gia tăng và đang có khả năng phát triển thành dịch. Khi mắc, nhiều người đã tự ý mua thuốc hạ sốt và uống gây xuất huyết nặng, thậm chí dẫn tới tử vong.

Vì sao khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt?

Vì sao khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt?

Theo các Dược sĩ chuyên khoa thì khi mắc sốt xuất huyết, bạn chỉ nên uống paracetamol để hạ sốt. Vì sao lại thế?

Chỉ dùng paracetamol khi bị bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu sốt cao

Trang tin tức y tế mới nhất cập nhật về một số triệu chứng của bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Đó là: Sốt cao; nhức đầu; đau cơ, khớp… Các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với biểu hiện của cảm cúm, viêm họng, sốt phát ban nên người bệnh thường tự mua ý thuốc về uống để hạ sốt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt được các Dược sĩ khuyến cáo chỉ sử dụng paracetamol. Đặc biệt, trong thời điểm dịch sốt xuất huyết xuất hiện nếu có dấu hiệu sốt cao cũng chú ý chỉ dùng loại thuốc hạ sốt này. Ngoài ra, không nên dùng các loại khác.

Bên cạnh đó, người bệnh chỉ được uống thuốc cách 4-6 giờ một lần. Bạn tuyệt đối không được uống trong thời gian sát hơn hoặc tự ý tăng liều thuốc (vì trong sốt xuất huyết sốt cao thường khó hạ, nhất là những ngày đầu, người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn) dẫn đến quá liều, thậm chí khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn. Bên cạnh đó, Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị nhưng khi quá liều sẽ gây hại gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan). Thậm chí, khi đó tình trạng rối loạn đông máu, càng làm cho xuất huyết thêm trầm trọng hơn. Khi uống thuốc này, bạn nên nhớ tuyệt đối không uống cùng với rượu vì chúng sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol. Ngoài uống thuốc cần nới lỏng quần áo và lau mát cơ thể bằng nước ấm để cơ thể hạ  nhiệt nhanh hơn.

Chỉ dùng paracetamol khi bị bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu sốt cao

Chỉ dùng paracetamol khi bị bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu sốt cao

Vì sao người bị sốt xuất huyết không được dùng aspirin hay ibuprofen?

Được biết, Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid nhưng lại là thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Vì vậy, do tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên thuốc không được dùng cho người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết. Đó chính là nguyên nhân khi bị bệnh này, bạn tuyệt đối không được mua Aspirin để hạ sốt. Trong trường hợp, dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, thuốc còn gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột…

Trẻ em khi dùng thuốc này thậm chí còn gây hậu quả nghiêm trọng đó là hội chứng Reye ở trẻ. Đây là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan… sẽ gây phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan… với dấu hiệu là thở nhanh và lượng đường trong máu thấp, nôn mửa, thậm chí co giật hoặc hôn mê.

Bên cạnh đó, dược sĩ khuyên tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi trong bệnh sốt xuất huyết. Trên thị trường có một số sản phẩm phối hợp chữa cảm cúm, làm giảm đau có chứa kháng viêm không steroid như là ibuprofen, diclofenac… Vì vậy, người bệnh cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ điều trị để tránh dùng phải các thuốc trên khi dùng để hạ sốt. Thay vì tự ý dùng thuốc hạ sốt thì tốt nhất, người nhà nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Đặc biệt khi có triệu chứng như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chuẩn đoán và điều trị ngay khi có dấu hệu của sốt xuất huyết.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn