Khi bị đột quỵ: Bác sĩ khuyên nên làm gì để giúp bệnh nhân sống sót?

Khi bị đột quỵ: Bác sĩ khuyên nên làm gì để giúp bệnh nhân sống sót?

Theo thống kê, chỉ có khoảng 3,5% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện kịp giờ vàng và có khả năng hồi phục. Phần lớn do thiếu kiến thức, hầu hết bệnh nhân đều đã trở nặng.

Khi bị đột quỵ: Bác sĩ khuyên nên làm gì để giúp bệnh nhân sống sót?

Khi bị đột quỵ: Bác sĩ khuyên nên làm gì để giúp bệnh nhân sống sót?

Bởi vậy, việc trang bị kiến thức cơ bản để xử trí tại nhà khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ rất quan trọng, có thể quyết định mạng sống và mức độ di chứng để lại sau cơn đột quỵ. Vậy tránh làm bệnh nhân nặng thêm, người thân nên làm gì?

Bác sĩ khuyên không nên cho bệnh nhân đột quỵ ăn, uống bất cứ thứ gì

Theo PGS Tôn, nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ nhập viện trễ do người dân chưa có kiến thức cơ bản về việc xử trí. Nhiều người nhầm tưởng đó là trúng gió, cảm mạo nên tự chữa bằng nhiều cách dân gian tại nhà. Thậm chí, nhiều người còn xử lý sai cách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau. Theo phân tích của PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai thì nhiều bệnh nhân đến viện trễ vì gia đình cho rằng bị đột quỵ thì phải năm im một chỗ. Bác sĩ nói thêm: “Đây là nhận thức hết sức sai lầm. Bác sĩ khuyến cáo không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân có thể đi lại được vì nếu vận động mạnh, bệnh nhân có thể bị ngã, bệnh nặng thêm. Còn với bệnh nhân đột quỵ nói chung, cần đặt bệnh nhân lên cáng hoặc đưa lên ô tô cấp cứu. Lúc đó xe di chuyển chứ bệnh nhân đâu có hoạt động”. Nhiều người còn cho người thân uống thuốc khiến cho uống nước cũng có thể gây sặc vào phổi.

PGS Chi cảnh báo: “Do đó tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì, có thể gây sặc, gây dị vật đường thở. Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều ca bệnh nhân rất nặng do uống an cung. Nếu cứ cố cậy miệng bệnh nhân để nhét thuốc có thể gây tắc đường thở dẫn tới đột tử”. Đây là kiến thức cơ bản mà nhiều người cần chú ý để cấp cứu đúng cách, giúp bệnh nhân nhanh chóng được nhân viên y tế cấp cứu vào đúng thời điểm giờ vàng.

Bác sĩ khuyên không nên cho bệnh nhân đột quỵ ăn, uống bất cứ thứ gì

Bác sĩ khuyên không nên cho bệnh nhân đột quỵ ăn, uống bất cứ thứ gì

Hướng dẫn chi tiết các bước xử trí tại nhà khi người thân bị đột quỵ

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì khi phát hiện người thân bị đột quỵ thì việc đầu tiên chính là cần đảm bảo thông thoáng đường thở, nếu có răng giả nên tháo ra, nới rộng vùng và ngực, kiểm tra xem trong miệng có đờm dãi hay không, nếu có cần lấy sạch và để bệnh nhân nằm nghiêng để tránh sặc. Đây là việc làm đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được.

Tuyệt đối lưu ý không được thực hiện các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu. Tốt nhất bạn nên gọi ngay các phương tiện vận chuyển, cấp cứu đến các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Để nhận biết các dấu hiệu mắc đột quỵ, PGS Tôn nhấn mạnh, chỉ cần 1 phút có thể phát hiện ra, áp dụng quy tắc FAST với các bước sau đây:

  • F (Face): Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có bị méo không, có thể yêu cầu huýt sáo, nhe răng.
  • A (Arm): Giơ 1 tay hoặc 2 tay lên hoặc giơ chân, nếu bệnh nhân không có khả năng hoặc tay, chân rơi xuống nhanh bất thường.
  • S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói những cụm từ đơn giản, nếu giọng méo, nói không trôi chảy là dấu hiệu bất thường.
  • T (Time): Nếu có các dấu hiệu trên thì cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Hướng dẫn chi tiết các bước xử trí tại nhà khi người thân bị đột quỵ

Hướng dẫn chi tiết các bước xử trí tại nhà khi người thân bị đột quỵ

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường do mắc tăng huyết áp (chiếm 80% các ca đột quỵ), tiểu đường, loạn nhịp tim, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ…Theo PGS Tôn, sau đột quỵ lần 1, trong tuần đầu hoặc năm đầu tiên, tỉ lệ tái phát lên tới 15-18% do đó những bệnh nhân bị mắc rồi cần phải có biện pháp dự phòng với các trường hợp đột quỵ tiếp theo.

Trên đây là các bước chăm sóc bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất mà bạn nên biết để áp dụng khi cần.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn