Trường nào đào tạo khóa đầu không đạt sẽ không được tuyển sinh 2019

Trường ĐH đào tạo khóa đầu không đạt sẽ không được tuyển sinh 2019

Căn cứ vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) có hiệu lực từ 1/7/2019 thì các trường đại học không đào tạo đạt yêu cầu sẽ bị dừng tuyển sinh.

Trường nào đào tạo khóa đầu không đạt sẽ không được tuyển sinh 2019

Trường nào đào tạo khóa đầu không đạt sẽ không được tuyển sinh 2019

Theo đó, Luật quy định các trường tự chủ tài chính tự mở ngành đào tạo các trình độ theo năng lực và điều kiện. Tuy nhiên, nếu đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo không đạt thì sẽ không được tiếp tục tuyển sinh nữa.

Trường Đại học đào tạo không đạt yêu cầu sẽ bị dừng tuyển sinh năm 2019

Trang tin giáo dục của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật thông tin mới nhất về việc nếu các trường đào tạo khóa đầu tiên mà sau khi được đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục đại học không được tiếp tục tuyển sinh trong các năm tới, cụ thể là năm 2019. Đây là nội dung đáng chú ý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH)  sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2019. Trong đó, nội dung các trường được tự chủ mở ngành ở tất cả các trình độ trên cơ sở điều kiện, năng lực của mình. Theo Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởngVụ GDĐH thì các trường tự mở ngành theo các quy định hiện hành về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Tiêu chuẩn đó vẫn giữ theo Luật và đồng thời bổ sung thêm những quy định khắt khe hơn. Mục đích là để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành mới mở như bổ sung các quy định về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường đó trong những năm trước ra sao thì mới có thể được mở ngành mới hay nhà trường phải đảm bảo đáp ứng cơ chế kiểm định chất lượng. Nhất là các ngành nghề quan trọng như nhóm ngành Sức khỏe như các ngành Cao đẳng Dược, Điều Dưỡng, Xét nghiệm…hay Giáo viên, Sư phạm…

Theo đó, các trường phải được kiểm định và đạt kết quả kiểm định nhất định thì mới được mở các ngành của trình độ Đại học, ngành đào tạo của trình độ ĐH phải được kiểm định rồi mới được mở các ngành đào tạo thạc sĩ tương ứng, ngành đào tạo thạc sĩ được kiểm định rồi mới được mở ngành tiến sĩ phù hợp. Bên cạnh đó, muốn mở ngành thì hội đồng trường quyết định. Theo đó, hội đồng trường theo quy định mới, không chỉ những người trong trường mà còn cả những người ngoài trường với tỷ tệ tối thiểu 30% là các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, các cơ quan của tổ chức khác thì mới đáp ứng đúng yêu cầu.

Nhiều trường Đại học ồ ạt mở ngành đào tạo mới

Theo thống kê trên trang Kỳ thi THPT Quốc gia thì những năm gần đây, tình trạng nhiều trường Đại học ồ ạt mở trường, mở ngành với tốc độ chóng mặt đã gây hoang mang dư luận về chất lượng đào tạo. Thậm chí, chưa tương xứng với tốc độ đầu tư đảm bảo điều kiện chất lượng, nhiều tên ngành đào tạo không hình dung được sự khác biệt với các tên ngành và công việc của người học sau khi ra trường.

Nhiều trường Đại học ồ ạt mở ngành đào tạo mới

Nhiều trường Đại học ồ ạt mở ngành đào tạo mới

Phân tích thêm về điều này, Theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn bao gồm: ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đào tạo thì việc tự chủ về học thuật không có nghĩa là không có sự quản lý, kiểm tra, giám sát. Cụ thể trong khoản 4, Điều 33 về Mở ngành đào tạo có quy định rõ: “Cơ sở giáo dục đại học tự mở ngành khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định thì bị đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền”.

Vì thế, nhiều trường Đại học được đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu thì sẽ không được tiếp tục tuyển sinh. Bên cạnh đó còn phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người học. Điều này có thể làm giảm tình trạng ồ ạt mở trường và tuyển sinh gây lãng phí ngân sách và tiền bạc của người học. Bởi vậy, thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, học phí, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đều phải công khai trên kênh thông tin chính thức của trường để người học xã hội tham khảo, giám sát chi tiết.

Tổng hợp tin giáo dục về  kỳ thi THPT Quốc Gia