Trung tâm 115 Hà Nội: Bác sĩ vừa ký hợp đồng lương 2,7 triệu …đã chạy mất hút

Trung tâm 115 Hà Nội: Bác sĩ vừa ký hợp đồng lương 2,7 triệu …đã chạy mất hút

Trung tâm 115 Hà Nội đang cực kỳ khan hiếm bác sĩ, chỉ tuyển được 6 bác sĩ trong 4 năm liên tiếp. Hiện 4/6 người đã nghỉ, thậm chí có trường hợp ký hợp đồng xong chạy mất hút.

Trung tâm 115 Hà Nội: Bác sĩ vừa ký hợp đồng lương 2,7 triệu …đã chạy mất hút

Trước đó, tình trạng khan hiếm bác sĩ điều trị tại các trung tâm y tế, bệnh viện công lập trên cả nước đã được đặt ở ngưỡng báo động đỏ. Cụ thể, trung tâm 115 Hà Nội tuyển được 6 người thì 4 người đã bỏ. Có người ký hợp đồng với mức lương 2,7 triệu/tháng, sau đó 2 ngày thì …mất hút.

Sốc: 4 năm liên tiếp mới tuyển được 6 bác sĩ, hiện 4 người đã nghỉ việc …

Theo tin tức được đăng tải trên trang Cao đẳng Dược Hà Nội thì sau 4 năm tuyển dụng liên tiếp, Trung tâm 115 Hà Nội chỉ tuyển được đúng 6 bác sĩ điều trị. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, 4 người đã bỏ việc. Thậm chí có trường hợp bác sĩ vừa ký hợp đồng với mức lương 2,7 triệu đồng/tháng, 2 ngày sau gọi lại… thì mất hút. Nguyên nhân dễ hiểu là do mức thu nhập đó không đủ trang trải cuộc sống và đảm bảo sinh hoạt hằng tháng cho bác sĩ.

Cũng bàn về chế độ lương của bác sĩ, mới đây, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan than phiền về mức lương hiện tại của nhân viên y tế ở Việt Nam so với các nước khác là quá thấ. Bên cạnh đó, đại biểu cũng bày tỏ ý kiến về mơ ước mức lương khởi điểm của đội ngũ thầy thuốc có thể bắt đầu từ 9 triệu đồng, ngang bằng với BHXH Việt Nam với lập luận nghề Y vốn là nghề đặc thù, vất vả, hi sinh, nhiều áp lực, thậm chí còn là một nghề nguy hiểm. Theo đánh giá của giảng viên Trần Anh Tú, hiện đang dạy lớp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  thì nghề Y xứng đáng nhận được mức lương thỏa đáng để bù đắp lại năm tháng thanh xuân đã mất và những nhọc nhằn, thiệt thòi về sức khỏe, nhan sắc và thời gian.

Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến suốt 20 năm qua, TT Cấp cứu 115 Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng bác sĩ, thậm chí vừa tuyển dụng xong, lương thấp nên họ lại bỏ. Theo phân tích của Bác sĩ Nguyễn Văn Chánh, Phó giám đốc Trung tâm 115 Hà Nội, thế hệ cùng làm với ông có 7 bác sĩ đỗ viên chức từ năm 2000 nhưng đến nay chỉ còn 2 người trụ lại tiếp tục làm, 1 người chuyển vào Sài Gòn, còn lại bỏ việc, chuyển công tác khác để có mức lương cao hơn. Nếu tính từ 2005 đến nay, đã có hơn 20 bác sĩ tại trung tâm 115 Hà Nội xin thôi việc hoặc chuyển chỗ làm, trong đó có nhiều người từng là viên chức nhiều năm.

Trước 2008, mỗi kíp theo xe 115 Hà Nội luôn gồm 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng và lái xe nhưng do số lượng hao hụt dần nên từ đó đến nay, Trung tâm phải xin tuyển dụng thêm y sĩ hệ 3 năm, sau đó cho đi học, tập huấn chuyên môn để đảm bảo công việc. Ông Chánh cho hay, trong nhiều năm liền, chỉ tiêu tuyển dụng luôn thừa. Năm 2015, chỉ tiêu tuyển 6 bác sĩ nhưng chỉ được 3 và 3 năm nay mới tuyển thêm được 3 bác sĩ. Tuy nhiên 4/6 người hiện đã bỏ việc ở trung tâm 115 Hà Nội. Ông chia sẻ thêm: “Có trường hợp được ký hợp đồng, đã giới thiệu với các phòng ban, các đội cấp cứu nhưng 2 ngày sau gọi điện đi làm thì… mất hút, không đến nữa”. Hiện Trung tâm này đang cực kỳ khan hiếm nhân sự, có 29 bác sĩ, 25 y sĩ, 63 điều dưỡng thường trực 14 xe cấp cứu, luân phiên ngày 3 ca vô cùng vất vả.

Sốc: 4 năm liên tiếp mới tuyển được 6 bác sĩ, hiện 4 người đã nghỉ việc …

Sốc: 4 năm liên tiếp mới tuyển được 6 bác sĩ, hiện 4 người đã nghỉ việc …

Khó khăn trong tuyển dụng bác sĩ vì thu nhập quá thấp, chưa có thêm phụ cấp

Cũng nói về nguyên nhân bác sĩ tại đây bỏ việc liên tục, BS Chánh thừa nhận: “Thu hút bác sĩ đã khó, giữ chân họ còn khó hơn nhiều”. Chế độ đãi ngộ đối với bác sĩ cấp cứu 115 theo thang bảng lương chung, chưa có chế độ đặc thù nên thu nhập rất thấp.

Ông còn kể về một người công tác tại 115 Hà Nội 20 năm, lương cứng chỉ có 7 triệu đồng, với các bác sĩ mới ký hợp đồng, lương khởi điểm là 2,7 triệu, 3 năm tăng 1 bậc, lương điều dưỡng khởi điểm 2,2 triệu đồng/tháng, 2 năm tăng 1 bậc. Ngoài lương cơ bản, cán bộ y tế 115 Hà Nội có thêm 200-300 ngàn đồng/tháng từ nguồn thu phòng khám của trung tâm và thưởng Tết khoảng 2 triệu đồng/người. Đây là mức thu nhập quá thấp so với mặt bằng chung. Về tài chính, Trung tâm này đã tự chủ 30%, còn lại là ngân sách TP cấp. Năm 2018, 14 kíp cấp cứu thực hiện hơn 38.000 chuyến xe nhưng có tới 35-40% không thu được tiền từ các ca tai nạn giao thông hoặc đến nơi bệnh nhân đã tử vong nên ảnh hưởng nguồn thu.

Ông Chánh nói thêm: “Để giúp anh em có thêm thu nhập, chúng tôi có mở phòng khám đa khoa theo yêu cầu nhưng do cơ sở vật chất hạn chế, trang thiết bị đầu tư chưa đầy đủ nên hiệu quả chưa cao. Số tiền tăng thêm cho anh em không đáng là bao. Trong khi một bác sĩ bình thường làm ở ngoài, ít nhất cũng 800.000 – 1 triệu đồng/ngày”.

Bên cạnh đó, theo phân tích của giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết:  Từ 2012 đến nay, bác sĩ làm việc tại các Trung tâm 115 không được cấp chứng chỉ hành nghề do không có giường bệnh, vì lẽ đó, bác sĩ ở đây rất khó đi làm thêm ở ngoài. Dù lương thấp, thu nhập ngoài thấp song công việc của nhân viên y tế 115 vô cùng vất vả, đặc thù làm việc đêm hôm, chưa kể những ngày mưa gió, rét mướt, ngập lụt…nên nhiều người nản và xin nghỉ việc.

Bác sĩ Chánh cho rằng: “Chuyện bị chửi mắng do chậm trễ là bình thường. Nhưng có nhiều trường hợp xe cấp cứu bật còi hụ vẫn không được tránh đường, không cho vượt, có thanh niên vùng vằng lên chặn trước xe rồi đánh cả bác sĩ, lái xe”. Chưa kể nhiều hôm bác sĩ nữ phải đi vào ngõ rất sâu giữa đêm hun hút, có khi phải vào nhà vệ sinh để cấp cứu bệnh nhân nghiện, bệnh nhân ảo giác do ma tuý đá…rất nguy hiểm.

Ông Nguyễn Thành, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội lo ngại, dù hiện tại chưa gặp tình trạng bỏ việc hàng loạt như các bệnh viện công nhưng nếu không có hỗ trợ kịp thời, điều đó có nguy cơ xảy ra và khiến cho hoạt động của trung tâm gặp khó khăn. Ông hi vọng nhân viên cấp cứu sẽ có đãi ngộ đặc thù hơn, được cấp giấy phép hành nghề trước viện. Ông nói thêm: “Chúng tôi mong nhà nước sẽ xây dựng được hệ thống cấp cứu 115 hoàn chỉnh hơn với mạng lưới liên kết với các BV. Cấp cứu trước viện là dịch vụ an sinh nên cũng có cơ chế chi từ nguồn BHYT, không nên thu trực tiếp từ người dân”.

Trang Minh