Dự báo xét tuyển vào Đại học năm 2018 sẽ “loạn”

Dự báo xét tuyển vào Đại học năm 2018 sẽ “loạn”

Năm 2018, Bộ GD&ĐT chính thức bỏ quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với các ngành không đào tạo giáo viên và điều này khó tránh khỏi việc các trường Đại học “vơ bèo, vạt tép”.

Dự báo xét tuyển vào Đại học năm 2018 sẽ “loạn”

Dự báo xét tuyển vào Đại học năm 2018 sẽ “loạn”

Khác với năm 2017, năm nay, mặc dù nhiều địa phương đã hoàn thành công tác chấm thi, gửi dữ liệu lên Bộ GD&ĐT, tuy nhiên dư luận vẫn “mỏi mắt” tìm điểm 10, thậm chí điểm 9 cũng khó kiếm. Trước thực trạng đề thi khó, điểm thi thấp, nhiều chuyên gia nhận định, điểm chuẩn vào các trường đại học năm 2018 sẽ giảm mạnh, có thể giảm từ 1 – 4 điểm.

Lo loạn điểm chuẩn các trường top dưới

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM vừa công bố mức điểm sàn xét tuyển năm 2018. Theo đó, điểm sàn xét tuyển của trường dao động từ 15-18 với ngành cao nhất là công nghệ thực phẩm. Như vậy, đây là trường ĐH đầu tiên công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào khi chưa có điểm của kỳ thi THPT Quốc gia.

Theo đại diện Trường Đại học Nông Lâm TPHCM chi biết, ngày 12/7, trường sẽ công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào. Ngưỡng này của trường năm 2017 là 18-20 điểm. Phải chờ có điểm thi, căn cứ vào phổ điểm thì trường mới công bố điểm sàn xét tuyển. Theo tình hình chung, điểm chuẩn năm nay chắc chắn sẽ giảm.

Lo loạn điểm chuẩn các trường top dưới

Lo loạn điểm chuẩn các trường top dưới

Ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Cao đẳng Dược, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào thể hiện uy tín, chất lượng, thậm chí thương hiệu của trường nên các trường sẽ tính toán thật kỹ để không đưa ra ngưỡng điểm sàn quá thấp.

Đảm bảo 3 phổ điểm khi đăng kí

Theo tin tức giáo dục cho biết, đây mới chỉ là dự đoán ban đầu do chưa có phổ điểm chính thức, chưa có số liệu thí sinh đăng kí, tuy nhiên học sinh cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần, có đủ các phương án để lựa chọn.

Học sinh chọn ngành đúng điểm của mình. Thực tế, Đại học hiện nay sẽ đào tạo cách học, phương thức tư duy, kiến thức nền tảng, kĩ năng tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo… là chính, còn về chuyên môn sẽ thay đổi rất nhanh nên các em tự phải cập nhật và học tập thêm thì mới có thể làm việc tốt được.

Đảm bảo 3 phổ điểm khi đăng kí

Đảm bảo 3 phổ điểm khi đăng kí

Vì thế, học sinh cần cố gắng chọn được ngành yêu thích ngay từ lần đầu tiên. Ngay từ bây giờ, các thí sinh cần thường xuyên vào các trang web của trường, theo dõi thông tin của các báo. Ngoài ra, có thể lấy điểm chuẩn năm ngoái trừ đi khoảng 4 điểm để mức thấp nhất để xem có khả năng nằm trong tốp điểm xét duyệt hay không. Ngoài ra, cần ước lượng điểm, xem số lượng đăng kí vào trường đó năm nay là bao nhiêu.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án các môn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, các em đã phần nào ước lượng mức điểm của mình thì có thể căn cứ ngưỡng điểm xét tuyển kết hợp điểm chuẩn các năm gần đây để điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp. Về nguyên tắc, muốn đỗ ngay đợt 1, thí sinh đăng kí theo 3 phổ: Cao hơn ngưỡng điểm 1 chút, bằng ngưỡng điểm và dưới ngưỡng điểm.

Theo tin tức từ Bộ GD&ĐT chậm nhất ngày 11/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm thi THPT Quốc gia. Từ 19 – 26/7, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng kí xét tuyển (ĐKXT) theo phương thức trực tuyến. Từ 19 – 28/7, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu ĐKXT. Dựa trên đáp án chính thức từ Bộ GD&ĐT, thí sinh có thể ước lượng được điểm thi chính thức. Cùng với điểm chuẩn các năm trước, các thí sinh cần phải cân nhắc kỹ việc điều chỉnh chọn ngành, chọn trường phù hợp.

Nguồn: caodangduochoc.edu.vn