Nghề Y nguy hiểm nhưng trợ cấp lại thấp nhất?

Nghề Y nguy hiểm nhưng trợ cấp lại thấp nhất?

Đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao, căng thẳng, áp lực, nguy hiểm từ vấn nạn bạo hành ngành Y dồn dập nhưng cán bộ y tế nhận được mức trợ cấp thấp đến không ngờ?

Nghề Y nguy hiểm nhưng trợ cấp lại thấp nhất?

Nghề Y nguy hiểm nhưng trợ cấp lại thấp nhất?

Bên cạnh những góc nhìn ca tụng, khát khao thì người làm nghề Y bấy giờ còn phải chịu những định kiến khắt khe khiến họ không khỏi chùn bước. Liệu ai cũng có được mức thu nhập hàng tỷ đồng như báo đài đã đưa, liệu cuộc sống của cán bộ y tế có thực sự dư dả với cường độ làm việc ngày càng cao.

Thêm những định kiến về người thầy thuốc

Không phải chỉ có những công việc nhạy cảm, công việc mang tính ảnh hưởng người ta mới nhìn nhận với góc nhìn định kiến, soi xét. Mà ngay cả những nghề vốn được ca tụng với mỹ từ đầy cao quý như “Lương y như từ mẫu” “Cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp” thì cũng không thoát khỏi định kiến ấy. Đó cũng là đánh giá của một Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi làm việc ở một môi trường bệnh viện hiện nay. Trước đó khi chị đi học Y Dược thì bố mẹ phản đối kịch liệt. Mẹ bảo con gái chọn nghề đơn giản, bình thường vừa có thể giúp đời giúp người vừa có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân như Cao đẳng Dược Hà Nội chẳng hạn. Còn bố vốn là một Dược sĩ bệnh viện về hưu thì nhất quyết không cho con gái theo nghề vì vất vả mà lương bổng chẳng được bao nhiêu.

Vậy mà ở một trong báo nào đó, người ta lại kháo nhau rằng một bác sĩ có mức thu nhập khủng, có đến hàng tỷ đồng một tháng. Liệu với mức trợ cấp ở xã đặc biệt khó khăn của một bác sĩ nọ ở một tỉnh Tây Nguyên xa xôi bị cắt mất 200.000 đồng thì sao. Liệu bao nhiêu cái 200 nghìn thì dồn được thu nhập 1 tỷ đồng kia. Một Điều Dưỡng Đa khoa tôi gặp ở bệnh viện nọ kể lương tháng lúc mới tốt nghiệp ra trường không được bao nhiêu, chẳng đủ ăn sáng và đi xăng xe, nhiều khi về nhà chị còn phải xin tiền bố mẹ mỗi lần đi đám cưới hay có việc gì đột xuất, sau đó chị phải đi học thêm Cao đẳng Dược Hà Nội văn bằng 2 để mở quầy thuốc kiếm thêm thu nhập. Nghĩ mà buồn, đó cũng là mức thu nhập kiểu của bác sĩ, cũng là giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khá ngạc nhiên khi nhận thấy chế độ đãi ngộ dành cho các y bác sĩ, Điều Dưỡng viên hiện nay quá thấp, không đủ sống chứ đừng nói là để yên tâm công tác. Vậy nên, với tư cách của người trong nghề, các bác sĩ chỉ mong được đối xử công bằng mà xã hội đừng dùng cái nhìn định kiến về nghề Y.

xã hội đừng dùng cái nhìn định kiến về nghề Y

Xã hội đừng dùng cái nhìn định kiến về nghề Y

Trợ cấp cho cán bộ y tế hiện nay là bao nhiêu?

Đây là điều mà nhiều người bỏ qua khi mà người ta chỉ chăm chăm phán xét sai phạm như mổ nhầm, cưa chi sai vị trí, tai biến y khoa, bất kỳ một sai lầm nào của người cán bộ y tế dù ở vị trí nào, dù chỉ là sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng thực tập thì cũng cần hết sức cẩn trọng. Bởi nếu có sai sót thì xem như cả đời phấn đấu cũng không thể không gục ngã trước dư luận xã hội.

Dù nắm khá rõ chế độ đãi ngộ của người ngành Y thì một giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã từng có 15 năm làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn thì cũng không khỏi ngạc nhiên khi biết thêm thông tin rằng theo Tin Y tế Giáo dục thì Quyết định ban hàng năm 2011 thì một ca trực của một bác sĩ bệnh viện hạng I suốt 24/24 được trợ cấp số tiền là 115 nghìn đồng/ca. Nếu ở các cấp thấp hơn như tỉnh, huyện và xã thì giảm dần. Theo số liệu đến từ một cán bộ y tế ở cấp xã thì số tiền đó chỉ còn là 25 nghìn đồng/ca/người.

Theo ghi nhận của các bác sĩ phẫu thuật thì họ nhận được số tiền là 280 nghìn đồng/ca phẫu thuật phức tạp nhiều giờ đồng hồ. Câu chuyện của một chị Điều Dưỡng, làm việc ở bệnh viện rồi đã từng là học viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng thì mức trợ cấp thấp nhất ở một bác sĩ ở phòng phẫu thuật mới chỉ là 50 nghìn đồng. Như vậy với mức thu nhập như thế cộng với điều kiện làm việc đầy thiệt thòi thử hỏi tại sao cán bộ y tế ở nước ta không căng thẳng, mệt mỏi và kiệt sức.

Trợ cấp cho cán bộ Y tế hiện nay còn thấp

Trợ cấp cho cán bộ Y tế hiện nay còn thấp

Nói thêm về mức trợ cấp cho cán bộ chống các dịch bệnh nguy hiểm có khả năng độc hại và lây nhiễm lớn như Ebola, SARS thì họ mới được nhận mức trợ cấp tối đa là 150 nghìn đồng/người/ngày. Tuy nhiên số tiền ấy thấp dần áp dụng với các dịch bệnh thông thường khác. Với mức trợ cấp này đã gấp nhiều lần so với quyết định trợ cấp năm 2003. Như vậy có thể thấy chế độ đãi ngộ và công việc của cán bộ nghề Y rất thiếu công bằng và thiếu cân xứng. Thử hỏi làm sao họ không thiệt thòi, không phải tự xoay xở kiếm cơ sinh nhai. Hay chí ít người thân của họ phải vất vả hơn để hỗ trợ giúp họ.

Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn