Cần nâng cấp số lượng và chất lượng nghề Điều dưỡng

Cần nâng cấp số lượng và chất lượng nghề Điều dưỡng

Một trong những đội ngũ đông đảo nhất của ngành Y tế Việt Nam là ngành Điều dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước thực tại thiếu trầm trọng về số lượng và chất lượng ngành này.

cao-dang-dieu-duong

Cần nâng cấp số lượng và chất lượng nghề Điều dưỡng

Thách thức lớn cho nghề Điều dưỡng ở Việt Nam sắp tới là việc phải cạnh tranh với rất nhiều nước trong khu vực ASEAN khi Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) vừa ký kết thỏa thuận công nhận tiêu chuẩn 8 loại hình nghề nghiệp, trong đó ngành y tế có 2 chuyên khoa là bác sĩ răng hàm mặt và điều dưỡng. Đặt biệt các nước láng giềng trong khối ASEAN đã có truyền thống lâu năm về “xuất khẩu” ngành Điều dưỡng.

Nước ta vẫn thiếu trầm trọng nhân lực nghề Điều dưỡng

Tại các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) công lập cũng như ngoài công lập, đội ngũ điều dưỡng chiếm đa số và đảm nhiệm khá nhiều công việc. “Khi vào bệnh viện (BV), người bệnh thường nghĩ được gặp ngay bác sĩ, nhưng thực tế thì phải qua tay điều dưỡng viên trước”. Trong sự phát triển của y học hiện nay, điều dưỡng viên không chỉ là người thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ mà còn phải có khả năng đánh giá tình trạng bệnh để biết cách chăm sóc, làm vệ sinh, nâng cao thể trạng cho người bệnh… Thậm chí, điều dưỡng viên phải biết nắm bắt tâm lý người bệnh, biết đặt mình vào tâm trạng người bệnh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện điều dưỡng viên, hộ sinh ở nước ta vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng từ Cao đẳng Điều dưỡng trở lên. Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đã chuẩn hóa trình độ điều dưỡng viên, hộ sinh phải từ cao đẳng trở lên, thì ở Việt Nam trình độ trung cấp vẫn chiếm đa số (74,6%) và thậm chí vẫn còn 1,6% đang ở trình độ sơ học. Ghi nhận của Cục Quản lý KCB – Bộ Y tế cho thấy ngay cả điều dưỡng trưởng khoa của nhiều BV trực thuộc các sở y tế địa phương cũng có trình độ chuyên môn chưa phù hợp. “Có tới 48,3% điều dưỡng trưởng khoa có trình độ trung cấp”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB, cho biết tại một hội nghị nhân lực y tế mới đây.

Không chỉ “yếu”, lực lượng điều dưỡng, hộ lý ở nước ta cũng đang thiếu trầm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển như Việt Nam còn thiếu điều dưỡng, hộ sinh viên. Thống kê mới nhất cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sĩ ở nước ta là 1,8; xếp hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, trong khi ở Philippines là 5,1; Indonesia là 8 và Thái Lan là 7. Theo Th.S Hà Thị Kim Phượng, Cục Quản lý KCB, mặc dù nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh tại Việt Nam đã được quan tâm tuyển dụng, nhưng về số lượng và cơ cấu còn thiếu nhiều so với quy định, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế giai đoạn 2010, tầm nhìn 2020 (tỷ lệ phải đạt 3,5 điều dưỡng viên/1 bác sĩ).

Cũng theo Th.S Kim Phượng, sự phân bố lực lượng cán bộ điều dưỡng, hộ sinh có sự không đồng đều giữa các tuyến điều trị cũng như nhu cầu của mỗi tuyến điều trị là khác nhau. Khảo sát của Bộ Y tế cho thấy điều dưỡng viên, hộ sinh đang công tác tại các BV tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất (49,8%), sau đó là các BV tuyến quận/huyện (29,1%) và tiếp đến là các BV trực thuộc Bộ Y tế (12,2%). Còn tại các BV ngoài công lập chỉ có 8% và nhất là các BV bộ, ngành chỉ có 0,9% điều dưỡng viên, hộ sinh đang làm việc.

thi-do-chuong-trinh-dieu-duong-vien-di-nhat-11

Nước ta sẽ gặp phải nhiều cạnh tranh khi xuất khẩu lao động điều dưỡng

Cạnh tranh gay gắt khi nghề Điều dưỡng hội nhập ASEAN

Theo Bộ Y tế, nước ta đã ký thỏa thuận khung thừa nhận văn bằng và dịch vụ điều dưỡng nội khối các nước ASEAN. Do đó, trong thời gian tới, điều không thể tránh khỏi là sẽ “nhập khẩu” điều dưỡng viên của các nước bạn. Khi đó, điều dưỡng trở thành một thị trường mang tầm khu vực và cạnh tranh gay gắt. “Trong khi với thực trạng thiếu và yếu về chuyên môn, xếp hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, thì đội ngũ điều dưỡng Việt Nam khó mà cạnh tranh nổi, chứ đừng mơ đến xuất khẩu lao động điều dưỡng”, TS Trần Viết Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), nhìn nhận khi đánh giá tiêu chuẩn và hội nhập quốc tế của nhân lực y tế nước ta. Vậy cần phải làm gì để điều dưỡng Việt Nam hội nhập?

Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, cả nước hiện có 120.000 điều dưỡng viên làm việc tại các cơ sở y tế và mỗi năm, các cơ sở đào tạo khoảng 40.000 người. Tuy nhiên, không phải người nào được đào tạo điều dưỡng cũng ra trường làm đúng nghề. PGS-TS Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), cho rằng kể từ năm 2015, theo xu hướng hội nhập và hợp tác, các nước trong khu vực ASEAN có thể sử dụng điều dưỡng viên của nhau và những BV quốc tế ở Việt Nam sẽ sử dụng điều dưỡng viên của các nước ASEAN. Tuy nhiên, việc đào tạo điều dưỡng viên hiện nay vẫn chưa đồng bộ. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong các cơ sở đào tạo tại Việt Nam được Bộ Y tế chọn tham gia dự án đào tạo điều dưỡng viên theo chuẩn năng lực của quốc tế. Sau khi được đào tạo, thực hành, các điều dưỡng viên Việt Nam sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế và có thể làm việc ở các nước ASEAN.

Theo TS Trần Viết Hùng, nhằm phù hợp với tiêu chuẩn và hội nhập quốc tế, Bộ Y tế đang từng bước chuẩn hóa trình độ chuyên môn. Trong đó tập trung “nâng cấp” từ hệ trung cấp lên cao đẳng. Hiện cả nước có khoảng 76 cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, 41 cơ sở đào tạo trình độ đại học khối ngành sức khỏe nhưng trong vòng chưa đầy 10 năm nữa, các cơ sở này phải chuẩn hóa toàn bộ số viên chức có trình độ trung cấp của các đơn vị sự nghiệp y tế lên cao đẳng, cũng như tăng thêm số lượng điều dưỡng, hộ sinh đáp ứng yêu cầu, là một thách thức khá lớn. Do đó, các chuyên gia y tế lo ngại sẽ dễ dẫn đến tình trạng đào tạo hình thức, chạy theo số lượng mà thả nổi chất lượng hoặc đào tạo dư thừa, dẫn đến đào tạo ra không xin được việc!

xet-tuyen-cao-dang-dieu-duong-2016

Tuyển sinh đào tạo điều dưỡng chất lượng cao

Theo caodangduochoc.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *