Học chữ NHẪN rèn chữ NHỤC để làm được nghề Y?
Nghề Y sinh ra để chữa bệnh cứu người nhưng lại hay hứng chịu búa rìu dư luận, thị phi xã hội. Muốn làm nghề Y thì phải có tố chất chịu Nhẫn và chịu Nhục?
- Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược trong thời gian bao lâu?
- Hé lộ nhược điểm chí mạng của Gái ngành Y khi yêu?
- Những con giáp làm nghề y cả đời vất vả mưu sinh
Làm Nghề Y khổ lắm ai ơi
Nghề Y là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý nhưng người làm cán bộ y tế lại phải học hai chữ Nhẫn Nhục thì mới trụ vững và đam mê nổi với cái nghề nhọc nhằn này. Nghe có vẻ phi lý nhưng cũng rất có lý với người ngành Y. Vì sao lại thế?
Người nghề Y rèn thói quen biết 10 nhưng chỉ nói 1
Tính cách này người ta gọi là khiêm nhường đấy. Bất kể bạn giỏi đến đâu, tài năng đến đâu thì cũng đừng nên ngạo mạn, tài năng dù có nhiều, có quan trọng không quan trọng bằng tính cách và sự chân thật của con người. Có thể nói rằng, người nghề Y chỉ nói 1 dù biết đến 10.
Họ biết thể hiện mình trong những ca mổ, những lúc điều trị bệnh nhân nhưng cũng đã tập được thói quen nhún nhường khi cần.
Ai cũng có cái tôi, thích thể hiện bản thân. Vậy nên đừng nên mơ tưởng đến việc ngạo mạn cho rằng mình là nhất, khiêm nhường là đức tính không thể thiếu của người thầy thuốc chân chính. Điều này được xây dựng qua thời gian và bản tính của con người qua những thăng trầm của cuộc đời.
Nhẫn nại với nỗi đau của người khác để thành công với công việc ngành y tế. Học chữ NHẪN để có thể hoàn thành được nhiệm vụ cứu chữa người bệnh. Với những ai đang phấn đấu như đang học Liên thông Trung cấp lên Cao đẳng Điều Dưỡng thì lại càng Nhẫn và Nhục nhiều hơn những cô nàng bình thường khác.
Nhận trách nhiệm trước mọi sai lầm của bản thân
Người ta thường nói: “Người phạm phải sai lầm mà biết sai rồi tự sửa thì sẽ là kẻ xuất chúng. Người phạm phải sai lầm mà biết thừa nhận lỗi sai đó với người khác thì đó là đại trượng phu. Kẻ nào kết hợp được cả hai điều ấy thì sẽ sớm là thánh nhân”. Quả đúng là như thế, với cái nghề đầy tai ương và rủi ro như nghề Y thì tai nạn, sai lầm, sai sót là điều không ai biết trước được.
Người Ngành Y nhận trách nhiệm mọi sai lầm bản thân
Chưa kể, kỹ năng nhận sai lầm ở con người cũng quan trọng như kỹ năng tránh sai lầm trong y khoa. Sai một ly, đi một dặm, người cán bộ y tế không được cho phép mình được “phủi” tay trước mọi vấn đề xảy ra trong quá trình tiếp nhận, điều trị và tiếp xúc với bệnh nhân. Mọi khó khăn trong công việc sẽ rèn cho họ khả năng chịu đựng và tự mình xây dựng một tâm thế biết chịu trách nhiệm trước tất cả các vấn đề.
Với chị H. (một sinh viên ở Cao đẳng Dược Hà Nội) thì người ta còn truyền cho nhau một tuyên ngôn như “Gái ngành Y sinh ra để Nhẫn và Nhục”.
Thế nên có bất kỳ một sự việc nào xảy đến, người làm nghề Y cũng phải có trách nhiệm và bù đắp cho những sai lầm ấy. Ấy vậy mà có bao nhiêu bác sỹ phải treo bằng, phải vướng vào vòng lao lý, phải tan nát tiền đồ vì sai lầm hay chăng. Thế nên trước khi muốn trở thành một người thầy thuốc giỏi, bạn phải học cách chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề của bản thân và trong nghề.
Cán bộ y tế phải luôn đúng giờ
Thời gian là thứ quý giá nhất của mỗi người làm công việc của cán bộ y tế. Thế nên dù bận rộn và mệt mỏi đến đâu cũng không được phép chậm trễ. Lúc nào họ cũng là người đúng giờ. Sự chính xác đến chi tiết thì người làm nghề này có thể trở thành một người chân chính.
Nhất là với người làm công việc ở các bộ phận quan trọng trong bệnh viện như khoa Cấp cứu và hồi sức cấp cứu đặc biệt thì khi bệnh nhân đã nguy kịch, đã hôn mê, khi sự sống và tỷ lệ sống sót chỉ là vài phần trăm thì làm sao cho phép họ chờ đợi. Chỉ chậm 1 phút thôi một mạng sống đã ra đi, một con người tội nghiệp đã chết đi trong nghẹn ngào, oan ức.
Cán bộ y tế phải luôn đúng giờ
Thế nên công việc chính xác, gấp rút khiến bất kỳ người cán bộ y tế nào cũng phải nhanh chóng và luôn đúng giờ. Anh P, (Giảng viên Cao đẳng Y Khoa Điều Dưỡng) còn cho biết thêm: chúng tôi còn đào tạo sinh viên y khoa phải có thói quen nghiêm túc và đúng giờ trong khi học tập để rồi ra nghề không bao giờ để bệnh nhân phải đợi mình dù chỉ là 1 phút đi chăng nữa.
Để người khác đợi chờ là không tôn trọng người khác và cũng chính là không tôn trọng chính mình. Đừng để bản thân phải chịu Nhục khi người ta phải chờ đợi người bác sỹ khi tình thế đã nguy cấp.
3 nguyên tắc sống còn trên đây đã trở thành luật bất thành văn để người ta có thể phấn đấu và rèn luyện thành một cán bộ y tế giỏi y đức và giàu kiến thức chuyên môn.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn