Đề xuất đưa các trường Cao đẳng trở lại Bộ GD&ĐT

Đề xuất đưa các trường Cao đẳng trở lại Bộ GD&ĐT

Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam vừa có kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó có kiến nghị chuyển các trường Cao đẳng trở lại quản lý của Bộ GD&ĐT thay vì Tổng cục dạy nghề như hiện tại.

Sinh viên Cao đẳng  cơ điện Hà Nội. ảnh minh họa.

Đề xuất đưa các trường Cao đẳng trở lại Bộ GD&ĐT

Ban biên tập Cao đẳng Dược xin được cập nhật thông tin chi tiết, cụ thể hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam vừa có kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó có kiến nghị chuyển các trường Cao đẳng trở lại quản lý của Bộ GD&ĐT thay vì Tổng cục dạy nghề như hiện tại.

Hơn nữa Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam cũng kiến nghị Quốc hội sớm điều chỉnh Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục Nghề nghiệp theo các định hướng đưa trình độ cao đẳng về trở lại bậc giáo dục đại học; đổi tên Luật Giáo dục Nghề nghiệp thành Luật Giáo dục Nghề với các trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao cấp nghề; khuyến khích phát triển trung học nghề, chấp nhận sự tương đương giữa hai bằng trung học phổ thông và trung học nghề nhằm phân luồng triệt để học sinh sau trung học cơ sở. Nội dung nữa là đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về chung một đầu mối với các cấp độ khác thuộc giáo dục đại học, tức là về lại Bộ GD&ĐT.

Về kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đối với việc chuyển vai trò quản lý nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Bộ GD&ĐT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến. Theo đó một mặt giao các Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ GD&ĐT nghiên cứu; mặt khác giao bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa lệnh của Thủ tướng trả lời hiệp hội bằng văn bản.

Lễ bàn giao các trường Cao đẳng và trung cấp năm 2016

Trước đó, theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng khảo thí Chất lượng Cao đẳng Điều Dưỡng cho hay, năm 2016, Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến hành Lễ bàn giao chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.Trong đó, Bộ GD&ĐT bàn giao nguyên trạng chức năng quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (không tính các trường sư phạm, các ngành đào tạo giáo viên các cấp); nguyên trạng chức năng quản lý nhà nước đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác (không tính lĩnh vực đào tạo giáo viên); Hồ sơ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; Các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp;

Tính tại thời điểm bàn giao cả nước có 234 trường cao đẳng bao gồm: 199 trường công lập và 35 trường tư thục, dân lập, bán công với 449.558 sinh viên và 24.260 giảng viên. Trong số này có 33 trường cao đẳng sư phạm. Ngoài ra, còn có 3 trường cao đẳng thuộc các đại học (1 trường thuộc ĐH Thái Nguyên và 2 trường thuộc ĐH Đà Nẵng) và 106 trường đại học, học viện đào tạo hệ cao đẳng với tổng chỉ tiêu là 39.787 chỉ tiêu. Cả nước có 303 trường trung cấp chuyên nghiệp bao gồm: 175 trường công lập và 128 trường ngoài công lập, tổng số học sinh là 315.000 và 18.309 giáo viên.

Phản hồi về kiến nghị trên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ GD&ĐT về việc quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu và trả lời hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng.

Trường Cao đẳng y dược Pasteur  tổng hợp