Người đàn ông 72 tuổi suýt chết vì hàm răng giả lọt xuống cổ họng khi mổ

Người đàn ông 72 tuổi suýt chết vì hàm răng giả lọt xuống cổ họng khi mổ

Trong quá trình các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho một người đàn ông 72 tuổi thì hàm răng giả của bệnh nhân đã lọt xuống cổ họng. Người ta phát hiện ra sự việc sau đó 1 tuần.

Người đàn ông 72 tuổi suýt chết vì hàm răng giả lọt xuống cổ họng khi mổ 

Theo đó, đây là một câu chuyện về hình ảnh hàm răng giả lọt xuống cổ họng bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Sự việc xảy ra tại Anh.

Hàm răng giả lọt vào họng khi đang phẫu thuật của người đàn ông

Trang tin tức y tế mới nhất của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật câu chuyện về một người đàn ông 72 tuổi chỉ vì bị rớt hàm răng giả xuống họng khi đang phẫu thuật mà suýt mất mạng. Cụ thể, hàm răng giả của một người đàn ông Anh đã rớt xuống cổ họng trong quá trình phẫu thuật và kẹt lại ở đó trong hơn một tuần trước khi được các bác sĩ phát hiện ra.

Theo báo cáo vào ngày 12/8, vụ việc nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc để quên răng giả trong miệng bệnh nhân trong bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cần gây mê toàn thân. Sự việc này hiện được dư luận hết sức quan tâm. Được biết, bệnh nhân này đã có cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u lành tính trong mô thành bụng. 6 ngày sau ca mổ, ông phải đến phòng cấp cứu (ER) với các triệu chứng bao gồm đau họng, khó nuốt và ho ra máu. Được biết, sau mổ, ông không thể nuốt được bất kỳ thứ gì. Dựa vào kết quả chụp X-quang ngực, các bác sĩ cho rằng bệnh nhân đã bị  nhiễm trùng đường hô hấp. Họ nghi ngờ cơn đau của ông là tác dụng phụ của việc đưa ống xuống cổ họng trong khi phẫu thuật. Các bác sĩ đã kê đơn thuốc và cho ông về nhà vì không thấy gì trong cổ họng. Sau đó, 2 ngày thì người đàn ông trở lại với cơn đau còn tồi tệ hơn và ông vẫn ho ra máu. Giọng ông trở nên khàn và ông nói với các bác sĩ rằng ông không thể nuốt bất kỳ loại thuốc nào họ đã kê cho ông. Ông cũng cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống. Khi ông được người thân đưa vào bệnh viện thì các bác sĩ ở đây cho rằng có thể người đàn ông này đã bị nhiễm trùng ngực nghiêm trọng. Sau khi tiến hành kiểm tra thì họ nhìn thấy một “vật thể hình bán nguyệt” bằng kim loại nằm trên dây thanh âm. Bệnh này cũng cho rằng ông bị mất hàm răng giả khi làm phẫu thuật cách đây mấy ngày. Và ngay lập tức thực hiện chụp X-quang cổ bệnh nhân và nhận diện được hàm răng giả bao gồm ba chiếc răng giả gắn vào một tấm lợp kim loại đang mắc kẹt trong cổ họng. Người đàn ông rõ ràng đã vô tình nuốt phải hàm răng giả khi thở trong quá trình phẫu thuật.

Nhiều bệnh nhân gặp nguy hiểm vì đánh răng hàm răng giả vào họng

Bởi vậy, trên trang tin dành cho các bạn sinh viên học Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: các bác sĩ đã tiền hành 1 ca phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ hàm răng giả và người đàn ông đã được xuất viện 6 ngày sau đó. Tuy nhiên, vài tuần tiếp theo, người đàn ông quay lại bệnh viện tổng cộng bốn lần vẫn với các triệu chứng bao gồm cổ họng chảy máu và ho ra máu. Bác sĩ phát hiện ông có một động mạch bị rách ở cổ gần khu vực bị tổn thương mô do hàm răng giả. Bác sĩ cần tiến hành một cuộc phẫu thuật khẩn cấp khác, cùng với vài lần truyền máu. Cuối cùng, 6 tuần sau đó, người đàn ông đã không cần phải quay lại bệnh viện nữa.

Trước đó, vào đầu năm 2019, một người đàn ông 50 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nuốt phải hàm răng giả trong quá trình gây tê trước khi phẫu thuật. Và vào năm 1976, một bệnh nhân ở Áo tử vong sau khi nuốt phải hàm răng giả sau khi bác sĩ đặt ống thở xuống cổ họng bệnh nhân.

Cũng theo thông tin được cung cấp bởi Tiến sĩ Harriet Cunniffe, bác sĩ tai mũi họng tại Bệnh viện NHS Foundation Trust của Đại học James Paget ở Great Yarmouth, hiện tại chưa có nguyên tắc chỉ đạo cấp quốc gia nào về cách xử lý răng giả khi gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân. Bác sĩ vẫn cho bệnh nhân giữ nguyên hàm răng giả trong khi thuốc gây mê đang được truyền nhưng loại bỏ chúng trước khi đặt ống thở xuống họng bệnh nhân. Nói cách khác, các bác sĩ đáng lẽ đã phải tiếp tục xem xét các chẩn đoán khác có thể giải thích nhiều hơn về các triệu chứng của người đàn ông. Kết quả chụp X-quang ngực trong trường hợp này cuối cùng lại trở thành “một sự đánh lạc hướng” khỏi tình trạng thực.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn