ÁC MỘNG của bác sĩ: Bệnh nhân nhập viện vì “choảng” nhau trong hơi men

ÁC MỘNG của bác sĩ: Bệnh nhân nhập viện vì “choảng” nhau trong hơi men

Bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức cảm thấy rùng mình mỗi khi phải tiếp xúc với nhiều ca cấp cứu “thập tử nhất sinh” vì anh em choảng nhau, tai nạn với sự “hộ tống” của các chiến hữu.

Nhập viện vì “choảng” nhau trong hơi men là cơn ác mộng của bác sĩ cấp cứu

Nhập viện vì “choảng” nhau trong hơi men là cơn ác mộng của bác sĩ cấp cứu

Không chỉ gặp chấn thương, tai nạn, bệnh nhân còn rơi vào tình trạng “nửa mê, nửa tỉnh” vì đang say mùi rượu. Theo sau đó là “anh em chiến hữu” khiến khoa cấp cứu của bệnh viện luôn trong tình trạng hỗn loạn…. Đây thực sự là cơn ác mộng đối với nhiều bác sĩ.

Tiếp nhận bệnh nhân nhập viện ẩu đả, đánh nhau khi say rượu rất nguy hiểm

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi nghề Y là nghề nguy hiểm và người thầy thuốc cần phải tự bảo vệ mình bằng cách đi học võ tự vệ thay vì học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Không chỉ môi trường làm việc dễ nhiễm khuẩn, mầm bệnh ở khắp nơi mà việc tiếp nhận các ca cấp cứu khi bệnh nhân say rượu hoặc vì ẩu, đánh nhau cũng cần hết sức thận trọng. Theo phân tích của GS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, vào dịp cuối năm nhất là vào các ngày Lễ, Tết, các bác sĩ lại phải đau đầu, mệt mỏi cấp cứu các ca bệnh nhân này. Thậm chí nhiều người nhập viện nhưng người đầy mùi rượu và còn nhiều “anh em chiến hữu” theo sau khiến khoa cấp cứu của bệnh viện luôn trong tình trạng hỗn loạn, mất trật tự bởi những bệnh nhân là đệ tử lưu linh. Điều này cũng được nhiều Điều Dưỡng viên, cựu sinh viên lớp Cao đẳng Y Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur  quan tâm.

Theo lời kể của một Điều Dưỡng việc cứu chữa cho bệnh nhân mà không được tỉnh táo hay gây tai nạn hay là đánh nhau thì đều trở nên áp lực với nhân viên y tế. Khi nhập viện, nhân viên y tế ra hỏi thăm liền bị chửi “để bố ngủ” rồi đủ các lời tục tĩu, khó nghe. Ngược lại, nếu không hỏi thăm thì sẽ bị đồng bọn của họ chửi bới, chê trách là bỏ mặc bệnh nhân. Dường như những thứ gọi là “ác mộng” ấy đã quá quen với công việc hằng đêm của Điều Dưỡng, Bác sĩ.

Tiếp nhận bệnh nhân nhập viện ẩu đả, đánh nhau khi say rượu rất nguy hiểm

Tiếp nhận bệnh nhân nhập viện ẩu đả, đánh nhau khi say rượu rất nguy hiểm

Bệnh nhân say rượu nhập viện: Không điều trị ngay, bác sĩ rất dễ bị ăn đòn

Bởi vậy, vào những ngày lễ, khi người người nhà nhà đi chơi với bạn bè, người thân thì các bác sĩ phải gồng mình đứng liên tục 4 – 5 tiếng đồng hồ để cấp cứu cho bệnh nhân sau rượu được bạn bè thách đố tự cầm dao đâm vào tim mình. Rồi hậu quả mang đến bệnh viện “bắt đền” bác sĩ cấp cứu. Nếu bạn là nhân viên y tế mà không điều trị ngay lập tức thì rất dễ bị ăn đòn hoặc ít nhất là cũng vài lời chửi bới từ người nhà bệnh nhân hoặc chính bệnh nhân.

Thống kê cho thấy mỗi ngày bệnh viện Việt Đức cấp cứu từ 150 đến 180 bệnh nhân, trong đó có tới 2/3 là bệnh nhân do tai nạn giao thông và có nhiều bệnh nhân uống rượu, bia trong khi điều khiển các phương tiện. Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Gia Anh – Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Việt Đức khẳng định ban ngày bình thường, bác sĩ cấp cứu đã quá bận rộn cho đến ban đêm tua trực lại vất vả bộn phần vì chủ yếu là cấp cứu tai nạn giao thông và liên quan đến rượu bia. Đặc điểm chung của các trường hợp cấp cứu này là đa số các bệnh nhân khi đi về ban đêm, sau khi ăn nhậu xong rồi ẩu đả hoặc bệnh nhau.

Trên trang Cao đẳng Dược cũng đã chia sẻ ý kiến của Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kể có bệnh nhân uống say, đánh nhau và đi vào bệnh viện và ra đề nghị bác sĩ phải cấp cứu ngay lập tức nếu không có thể bị ăn đòn. Chuyện này đã thành cơm bữa ở các khoa cấp cứu ở các bệnh viện lớn. Thạc sĩ Liên kể có một ca mổ, anh trực và một nhóm người đưa bệnh nhân đánh nhau vào bệnh viện, chưa xác định được bệnh nhân như thế nào thì dao kiếm, mã tấu đã giơ lên tua tủa “mày không cứu bạn tao, tao giết”. Ngay lúc này bác sĩ cấp cứu có mặt phải im lặng và nhanh chóng đi cấp cứu bệnh nhân mà trong lòng lúc nào cũng cảm thấy bất an.

Câu chuyện tương tự cũng còn xảy ra ở nhiều nơi khác khiến cho y bác sĩ nói chung và bác sĩ cấp cứu lúc nào cũng ở trong tình trạng vừa bất an vừa nỗ lực cứu sống bệnh nhân.

Trang Minh