Lý giải nguyên nhân Bác sỹ giỏi trở nên vô dụng khi “Cô đơn”?

 Lý giải nguyên nhân Bác sỹ giỏi trở nên vô dụng khi “Cô đơn”?

Núi cao bởi tại đất bồi, núi chê đất thấp núi ngồi vào đâu. Bác sĩ giỏi đến mấy mà êkip không giỏi thì cũng khó chữa trị tốt cho người bệnh.

Lý giải nguyên nhân Bác sỹ giỏi trở lên vô dụng khi "Cô đơn"?

Lý giải nguyên nhân Bác sỹ giỏi trở lên vô dụng khi “Cô đơn”?

Không phải ngẫu nhiên mà những người làm nghề Y luôn phải song hành cùng nhau trong công việc. Điều đó đòi hỏi sự đoàn kết của những đồng nghiệp nhằm mục tiêu chung là cứu chữa người bệnh. Và đương nhiên, khi đơn thân độc mã thì cán bộ y tế cũng trở nên vô dụng.

 Đặc thù nghề Y cần sự phối hợp của một êkip

Nếu bạn đã từng tiếp xúc và có mặt trước cửa phòng cấp cứu thì bạn sẽ biết được một êkip cấp cứu sẽ bao gồm rất nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết được họ là ai và làm nhiệm vụ gì trong một ca cấp cứu cần phẫu thuật.

Theo phân tích và chia sẻ của Bác sỹ H. (Bác sỹ phẫu thuật) ở bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang Hà Nội thì một êkip phẫu thuật cho một ca bệnh thông thường, không có gì đặc biệt nguy hiểm thì sẽ cần sự có mặt của 6 – 7 người.

Trong đó có 1 bác sỹ phẫu thuật chính, người này thường là người có kinh nghiệm, chuyên môn tốt và đã từng được thực hiện những ca phẫu thuật khó ở trình độ trung bình. Bên cạnh đó là 2 bác sỹ phụ (thông thường đây là những bác sỹ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, được tham gia để trợ giúp và nâng cao trình độ khi tham gia phẫu thuật), người gây mê (thường là Y tá), người tiếp dụng cụ phẫu thuật. Bên cạnh đó, một số sinh viên thực tập đến từ các trường đào tạo như Cao đẳng Y tế Hà Nội có mặt để học hỏi thêm kinh nghiệm phẫu thuật..).

Trở nên vô dụng….nếu bác sỹ chỉ có một mình

Từ quy trình phẫu thuật, cấp cứu các ca bệnh nguy hiểm, khẩn cấp cần sự giúp đỡ và trợ giúp từ nhiều người thì có thể nói rằng bác sỹ là một nghề cần đến sự đoàn kết rất cao.

Sự phối hợp thành thục của êkip sẽ giúp cho họ trở nên chuyên nghiệp, nhanh nhạy và xử lý tình huống tốt nhất có thể. Mọi mắt xích đều được liên kết chặt chẽ và nếu như một mắt xích nào đó bị khớp, không hợp thì đương nhiên cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng theo. Bạn G (sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội hiện đang thực tập tại bệnh viện chia sẻ thêm: Nếu như có một ca phẫu thuật cho bệnh nhân thì cần thực hiện các giai đoạn sau:

Nếu đơn thân độc mã, bác sỹ trở nên vô dụng

Nếu đơn thân độc mã, bác sỹ trở nên vô dụng

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tiến hành khám bệnh và tiến hành các khâu xét nghiệm cần thiết để biết được rằng, bệnh nhân đủ điều kiện để phẫu thuật, được bác sỹ chỉ định phẫu thuật.

Sau đó, chuẩn bị phòng phẫu thuật bao gồm các máy móc, thiết bị kỹ thuật cần thiết. Khâu này chủ yếu y tá, điều dưỡng viên chuẩn bị.

Tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân cần sự phố hợp đồng thời, khéo léo thuần thục của êkip từ 6 – 7 người. Với những ca phức tạp thì có thể lên đến 10 đến 20 người.

Như vậy mới biết, bác sỹ có giỏi đến mấy cũng khó có thể làm việc một mình. Trong quá trình điều trị cũng thế, phải có sự phối hợp về phác đồ điều trị, cấp thuốc của y tá, điều dưỡng, chăm sóc và tuân thủ các quy định của bác sỹ ở người nhà bệnh và bệnh nhân.

Vậy nên, đơn thân độc mã thì người làm nghề Y cũng trở nên vô dụng là thế.

Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn