Tăng độ khó và điểm liệt kỳ thi Đại học 2018 chỉ là tin đồn
Đại diện bộ GD&ĐT khẳng định thông tin tăng độ khó và mức điểm liệt bài thi THPT Quốc gia 2018 lên 03 điểm chỉ là tin đồn, quy chế thi sẽ ổn định đến năm 2020.
- 5 Bí kíp giúp tân sinh viên tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả
- Đề xuất tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT từ năm 2018
- Những phương án đề xuất “gây sốc” sẽ được áp dụng trong Kỳ thi Đại học 2018
Tăng độ khó và điểm liệt kỳ thi Đại học 2018 chỉ là tin đồn
Những ngày gần đây, rất nhiều học sinh gửi câu hỏi về Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bày tỏ lo lắng trước thông tin độ khó và mức điểm liệt Kỳ thi Đại học 2018 sẽ tăng lên. Để giúp các em có được thông tin chính xác nhất, nhà trường xin được giải đáp trong bài viết dưới đây:
Không tăng điểm liệt và độ khó bài thi THPT Quốc gia 2018
Nhiều thông tin trên các diễn đàn cho rằng điểm liệt sẽ tăng từ 1 lên 3 điểm và độ khó của kỳ thi THPT Quốc gia 2018 cũng nâng cao khiến học sinh 12 lo lắng. Cụ thể, trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, số bài thi điểm liệt giảm đáng kể do phần lớn môn thi đều xây dựng theo hình thức trắc nghiệm, tạo điều kiện cho thí sinh khó bị điểm liệt. Thậm chí, nhiều thí sinh chỉ cần khoanh bừa cũng có thể được trên 1 điểm. Do đó, một số chuyên gia kiến nghị tăng điểm liệt lên 3 điểm để đảm bảo chất lượng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Tuy nhiên Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT khẳng định: “Đến thời điểm hiện tại, Bộ GD&ĐT chưa đưa ra bất kỳ phương án nào đối với đề xuất tăng điểm liệt lên 03 điểm. Việc xây dựng đề thi cũng chưa có phương án cụ thể, quan trọng nhất là việc xây dựng đề thi có tính phân hóa cao”. Khi phương án chính thức được chốt, Bộ sẽ thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Học sinh không hoang mang trước những tin đồn ngoài luồng không chính thống.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra một số chỉ đạo về công tác thi THPT quốc gia, Bộ sẽ nghiên cứu giữ nguyên phương án thi, nhưng cần có một số cải tiến về mặt kỹ thuật để đảm bảo tính khách quan, an toàn của kỳ thi vào năm 2018. Một trong những khâu kỹ thuật được Phó Thủ tướng đề xuất là tính khả thi của việc để ba môn độc lập trong cùng một bài thi tổ hợp, vì cách thi này gây ảnh hưởng đến việc ra đề, in đề, chấm thi… gây mệt mỏi cho xã hội.
Phương án thi THPT Quốc gia sẽ ổn định đến năm 2020
Phương án thi THPT Quốc gia sẽ ổn định đến năm 2020
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cho biết, Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định từ nay đến 2020 sẽ giữ ổn định hình thức thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, sau năm 2020, kỳ thi này tiếp tục hay không và hình thức xét tốt nghiệp THPT như thế nào vẫn đang được xem xét.
Chia sẻ về những đổi mới trong thi cử, Thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, nếu không đổi mới thi cử thì sẽ khó có đột phá trong đổi mới dạy và học. Nếu chương trình đổi mới phương pháp tăng tính thực hành, nhà trường có thể tổ chức thi theo hình thức ứng dụng thực tế thay vì thi nặng về kiến thức như hiện nay.
Như vậy ít nhất đến năm 2020, quy chế thi THPT Quốc gia sẽ không có sự thay đổi, do đó học sinh 12 năm nay hoàn toàn có thể yên tâm ôn luyện theo kế hoạch để đạt kết quả tốt nhất cho kỳ thi năm sau.