Mẹo học tên thuốc dễ nhớ cho Dược sĩ bán thuốc

Mẹo học tên thuốc dễ nhớ cho Dược sĩ bán thuốc

Ghi nhớ tên thuốc Tây là một trong những khó khăn của các Dược sĩ trẻ bởi có rất nhiều thuốc tên giống nhau nhưng công dụng khác nhau, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách học tên thuốc tây dễ nhớ hiệu quả.

Mẹo học tên thuốc dễ nhớ cho Dược sĩ bán thuốc

Mẹo học tên thuốc dễ nhớ cho Dược sĩ bán thuốc

Thuốc giống nhau là gì?

Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa thuốc giống nhau như sau: Thuốc giống nhau (gọi ngắn LASA) là thuốc có tên biệt dược hoặc tên hoạt chất phát âm tương tự nhau (đồng âm) nên trong quá trình lưu thông, bảo quản, sử dụng dễ bị nhầm lẫn nên đã để lại nhiều hệ lụy, thậm chí có thể gây tử vong.

Nguyên nhân gây nên sự nhầm lẫn giữa các thuốc:

  • Do lỗi nhận thức bằng thị giác, thính giác
  • Do lỗi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn
  • Do lỗi nhập dữ liệu vào máy tính

Các tên thuốc giống nhau dễ gây nhầm lẫn

Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có một số loại thuốc tên giống nhau, khi học bán thuốc các Dược sĩ cần lưu ý như sau:

Ergotamin/Ergometrin

Ergotamin dùng điều trị bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên do giống nhau ở phần đầu “Ergo” nên nhiều người rất dễ nhầm sang thuốc ergometrin có tác dụng cầm máu. Hậu quả khi uống nhầm là càng uống vào càng đau đầu thêm.

Avelox/Levonox (Lovenox)

Avelox là một loại thuốc dùng để trị các nhiễm khuẩn tiết niệu. Tuy nhiên vì giống nhau ở âm đuôi cuối “ox” nên nhiều Dược sĩ dễ nhầm lẫn sang thuốc Levonox có tác dụng trị tăng đông máu.

Ikaran/Tanakan

Ikaran là thuốc được dùng chuyên trị bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên do tên thuốc này có cùng vần “an” với Tanakan nên rất dễ bị nhầm lẫn hai thuốc này với nhau.

Spartein/Sparmaverin

Thuốc Spartein là một thuốc gây tăng co bóp cơ nhưng rất dễ bị nhầm với thuốc Sparmaverin chống lại sự co bóp cơ trơn. Thuốc này sau khi được uống vào, tất cả các cơn đau co thắt của hệ tiêu hóa được xóa bỏ hoàn toàn.

Cenzitax/Cezirnate

Cezirnate là thuốc điều trị viêm đường hô hấp. Tuy vậy rất nhiều người vẫn cứ nhầm Cezirnate với Cenzitax. Loại thuốc này không phải là beta lactam, không có liên quan gì với kháng sinh. Cenzitax là thuốc làm giãn mạch máu não, nhất là mạch máu tiền đình, thuốc này được sử dụng để chống rối loạn tiền đình, chống say tàu xe khi dùng cùng với Nautamin.

Prospan/Proscar

Thuốc Prospan là loại thuốc có tác dụng trị ho chiết xuất từ cây thường xuân. long đờm, giảm ho, thường được các bà mẹ tự mua cho uống để chữa ho cho trẻ em. Trong khi đó thuốc Proscar là một thuốc chuyên để điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Đào tạo Dược sĩ bán thuốc chuyên nghiệp

Đào tạo Dược sĩ bán thuốc chuyên nghiệp

Hướng dẫn mẹo học tên thuốc dễ nhớ cho Dược sĩ

Để giúp bạn dễ nhớ tên thuốc, tránh sự nhầm lẫn giữa các thuốc giống nhau thì bạn có thể áp dụng một số mẹo như sau:

+ Sử dụng một số kỹ thuật mới như: Đối chiếu sử dụng thuốc (Medication Reconciliation), hay hệ thống ra y lệnh điện tử (Computerized Physician Order Entry hay CPOE).

+ Khi sắp xếp các nhóm thuốc, các Dược sĩ cần lưu ý đặt tại vị trí riêng biệt, không theo thứ tự chữ cái, như theo số kệ, hoặc trong các thiết bị pha chế tự động. Sử dụng các kỹ thuật như in đậm và khác biệt màu sắc chữ để giảm sự nhầm lẫn khi sử dụng.

+ Sắp xếp thuốc giống nhau vào các tủ, kệ, khay chứa thuốc khác nhau. Các thuốc cấp phát lẻ đã bóc khỏi hộp thuốc phải để vào khay riêng hoặc phải tách riêng ra bằng vách ngăn nếu đựng trong cùng một khay thuốc. Dán nhãn bên ngoài các tủ, kệ, khay chứa thuốc và dán ở vị trí dễ thấy.

+ Khi nhập và cấp phát thuốc, các Dược sĩ cần đọc kỹ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Nếu như những thông tin này chưa rõ, không được suy diễn mà phải xác nhận lại với người ghi thông tin trước để kiểm tra tính chính xác.

+ Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế hoặc đường dùng. Không nên nhận diện thuốc dựa vào hình dạng bao bì và vị trí đặt để thuốc.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về cách học tên thuốc dễ nhớ, các Dược sĩ cần lưu ý khi bán thuốc để tránh nhầm lẫn.

Nếu bạn yêu thích ngành Dược, muốn học Dược để mở quầy thuốc thì có thể đăng ký học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Dược đào tạo 20 tháng

Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Dược đào tạo 20 tháng

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo ngành Dược theo mô hình Nhà thuốc thực tế với các hệ đào tạo gồm: Cao đẳng Dược chính quy, liên thông Cao đẳng Dược, văn bằng 2 Cao đẳng Dược, đáp ứng nhu cầu học tập của các đối tượng khác nhau.

Để đăng ký học, thí sinh có thể đăng ký trực tuyến tại link sau để cán bộ tuyển sinh liên hệ tư vấn:

Đăng ký xét tuyển Online

Hoặc nộp hồ sơ xét tuyển về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.