Đừng khóc nếu đọc được tâm thư chạm đáy nỗi đau của người ngành Y!
Đọc bức tâm thư được viết bởi bác sĩ trẻ tên Dương Minh Tuấn, Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh (TP.HCM) khiến ai đọc cũng đều phải rớt nước mắt vì quá đỗi nghẹn ngào, xót xa.
- Không có MÁU ĐIÊN và MÁU LIỀU đừng mơ làm ngành Y ở Việt Nam!
- Người ngành Y thức khuya ngủ muộn sẽ bị bệnh nguy hiểm chết người!
- Yêu bác sĩ là yêu một người vô tâm và nước mắt rơi âm thầm!
Đừng khóc nếu bạn đọc được tâm thư chạm đáy nỗi đau của người ngành Y!
Được biết bác sĩ Tuấn hiện đang làm việc tại Phòng Cấp Cứu của bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh. Trong bức tâm thư, người ta nhận thấy những lời khuyên chân thành của người đàn anh đi trước khuyên những bạn trẻ đang có ý định trở thành bác sĩ với những nỗi niềm tâm sự thầm kín mà chỉ những người ngành Y mới hiểu.
Bức tâm thư gửi “cô bé vừa thi trượt vào ngành bác sĩ đa khoa” gây bão mạng
Bức tâm thư của bác sĩ Dương Minh Tuấn viết về nghề Y với những nỗi niềm về sự vất vả, hi sinh của người bác sĩ thực sự khiến dân mạng xúc động. Không phải ai cũng có thể đủ kiên nhẫn và niềm tin để theo được nghề Y đến trọn đời. Đã có không ít sinh viên theo học đến năm 4 mà phải bỏ học vì không chịu nổi áp lực, vất vả và chương trình học, thực hành và thi quá căng thẳng ở các trường đại học Y Dược trên cả nước. Trang tin giáo dục đã đăng tải toàn bộ nội dung bài viết của bác sĩ Dương Minh Tuấn đến các bạn sinh viên học Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và các bạn đang theo học Y Dược trên cả nước để các bạn trẻ có thể đọc và hiểu được cái khổ của cái nghề được xem là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Mở đầu bài viết của mình, bác sĩ Tuấn đã viết: “Gửi em – Cô bé vừa thi trượt vào ngành bác sĩ đa khoa. Sáng nay em gọi cho anh, nức nở, điểm thi của em thấp quá, chắc em không đỗ được bác sĩ đa khoa rồi anh ạ”. Và tôi chắc rằng sẽ có rất nhiều những bạn thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự vì mức điểm chuẩn đầu vào của các trường đại học Y Dược trên cả nước rất cao. Thậm chí bạn phải đạt số điểm tuyệt đối thì mới chắc có được một suất học tại trường trong năm học tới. Bởi vì có trường hợp thí sinh đạt 29, 25 điểm vẫn không trúng tuyển vì điểm ưu tiến ít hơn các thí sinh khác.
Tiếp đó, bác sĩ Tuấn bộc bạch về hoàn cảnh và ước mơ trở thành bác sĩ của cô em gái nhỏ: “Nhà em nghèo, cả gia đình họ hàng đều không một ai làm bác sĩ, mà vì em học tốt, nên cả họ kì vọng em có thể đỗ trường y, thế là em miệt mài học suốt bao lâu, để đến lúc nhận kết quả trên tay thì vỡ òa như vậy”.
Bức tâm thư gửi “cô bé vừa thi trượt vào ngành bác sĩ đa khoa” gây bão mạng
Cô em gái nhỏ cũng như nhiều bạn muốn trở thành bác sĩ vì một số nguyên nhân như bác sĩ Tuấn đã từng tâm sự trong bài viết của mình: Anh đã viết: “Anh không có cơ hội chia sẻ với em trước về con đường em đã chọn, và dường như cũng ít ai chia sẻ cho em cũng như các bạn cùng trang lứa về lựa chọn học làm bác sĩ. Thường khi nói về nghề này, em chỉ thấy người ta bảo “Nhất y, nhì dược…”, thấy ra trường rồi sẽ chỉ có duy nhất một con đường để theo đuổi nên chắc là ổn định, thấy nghề danh giá nên chắc là sẽ dễ xin việc hơn, “Bác sĩ ở đâu chả cần? Xin việc đâu chả được? Lương thì ổn định, sau này mở phòng mạch tư kiếm tiền tiêu chẳng hết…” – người ta bảo với em như vậy. Nhưng người ta thường là chưa từng học y, hay làm nghề, cũng chỉ nghe những “người ta” khác nói lại vậy; hoặc họ mới chỉ nhìn thấy một hai trường hợp các vị bác sĩ đã ở mức “ổn” về cuộc sống và đồng lương; hoặc họ là những người hiểu rất rõ nhưng vì em như tờ giấy mới nên họ không muốn nguệch ngoạc lên đó những điều xấu xí, chỉ dám nói với em về những tốt đẹp em nhận được khi làm bác sĩ ở Việt Nam. Điều ấy hơi thiếu công bằng em nhỉ!”
Và như nhận định của một bạn sinh viên đang theo học Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và bây giờ đã đi làm thì nghề Y ở Việt Nam vất vả và thiệt thòi hơn nhiều so với tưởng tượng trước đó của nhiều người.
Vì sao nhiều bạn trẻ cố thi vào trường Y rồi lại “đẽo cày giữa đường”?
Tiếp tục phần nội dung của bài viết gây bão mạng về ngành y và sinh viên Y nói riêng, bác sĩ Dương Minh Tuấn đã viết về những người bạn đã bỏ học Đại học Y khoa, một trong những trường đào tạo bác sĩ hàng đầu cả nước. Đó là câu chuyện nhận được sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur .
“Năm thứ nhất đại học, anh hay tin một người bạn cùng khóa quyết định dừng việc học ngay buổi thực hành giải phẫu đầu tiên chỉ vì bạn không thể chịu nổi mùi phooc-môn ngâm xác, lại càng không dám nhìn xác người khô đặt trên bàn thí nghiệm. Nghe buồn cười em nhỉ?
Năm thứ hai đại học, anh hay tin một người bạn khác sau rất nhiều lần lấy hết dũng cảm để mổ chó trong giờ phẫu thuật thực hành, đã quyết định dừng học vì không chịu nổi mùi máu, không dám nhìn thấy máu. Nghe buồn cười em nhỉ?
Năm thứ ba đại học, anh hay tin một người bạn nữa khóc ngất khi chứng kiến một bệnh nhân đa chấn thương, chân tay gần như đứt lìa và dập nát vào cấp cứu ở Việt Đức. Mấy ngày sau đó, bạn lại khóc ngất sau khi ép tim và chứng kiến một bệnh nhân qua đời. Cảm giác sinh mạng một con người nằm trong tay mình những phút cuối cho đến khi tim ngừng đập, rồi nước mắt của những thân nhân khiến bạn không chịu được. Rồi bạn anh xin dừng học. Nghe buồn cười em nhỉ?
Năm thứ tư đại học, anh hay tin một người bạn khác xin dừng học ngay vì không thể theo kịp khối lượng kiến thức đồ sộ phải học trong trường. Đi lâm sàng cấp cứu bị thốc cho đầy áp lực vì bạn không có thời gian ngồi dở sách ra suy nghĩ, học ngày học đêm, lịch trực liên miên, cuối tuần tưởng được nghỉ xả hơi thì phải vác bút đi thi. Có khi sáng thứ 7 vừa thi lâm sàng, chiều nhận trực, cả đêm thức trắng lo bệnh nhân, rồi sáng chủ nhật là đã có mặt ở phòng thi để làm bài rồi. Bạn không chịu được nữa nên bạn nghỉ. Nghe buồn cười em nhỉ?
Vì sao nhiều bạn trẻ cố thi vào trường Y rồi lại “đẽo cày giữa đường”?
Năm thứ năm đại học, một người bạn nữa xin nghỉ hẳn luôn sau đợt xin nghỉ để điều trị bệnh. Hai tuần đi thực tập ở bệnh viện lao phổi, dù đã tuân thủ rất nghiêm ngặt về việc phòng bệnh nhưng rồi một ngày ho khạc đàm nhiều quá, tình cờ đi khám bạn anh biết mình cũng mắc lao. Nguy cơ lây từ các bệnh truyền nhiễm ở môi trường là rất lớn, và có những thứ dù ta có cẩn thận đến mấy vẫn không thể khẳng định sẽ không mắc phải. Và cả nhà bạn đã nhất quyết đồng tình với con thôi không học nữa. Nghe buồn cười em nhỉ?
Năm thứ sáu đại học, anh đau đớn biết tin một cậu bạn phương xa nhảy từ tầng năm xuống tự tử, không cứu được. Trước khi đi, bạn để lại bức thư cho gia đình, nói rằng ở trường nhiều bạn học giỏi quá, nhiều thầy cô giỏi quá, áp lực học hành cộng thêm môi trường cạnh tranh quá khốc liệt khiến bạn không thể tìm thấy được lối thoát nào cho bản thân dù bạn cũng là một người học xuất sắc, chỉ là người giỏi sẽ có người giỏi hơn và bạn không chấp nhận được điều đó. Nghe buồn cười em nhỉ?”
Và cho đến khi ra trường thì nhiều người không theo nghề Y vì “Đứa làm cái này, đứa làm cái kia, miễn là kiếm được tiền. Bởi loay hoay một hồi xin việc chật vật mới tá hỏa ra còn phải học thêm một chặng đường dài nữa trong khi kinh tế gia đình thì đã cạn kiệt rồi. Giờ làm đến bao giờ mới được mở phòng khám tư mà kiếm tiền không suy nghĩ? Làm đến bao giờ mới có nhà lầu, xe hơi, công ăn việc làm ổn định chỉ cứ thế mà thăng tiến? Thôi mệt quá thì mình làm nghề khác luôn cho rồi. Nghe buồn cười em nhỉ?”. Chắc hẳn đây là điều mà các bạn chuẩn bị thi THPT quốc gia và đăng ký ngành y cần xác định ngay từ bây giờ.
Trang Minh