Dược sĩ Pasteur tư vấn 7 nhóm thuốc tim mạch thông dụng hiện nay
Vì nhiều nguyên nhân số người mắc các bệnh lý về tim mạch ngày càng gia tăng, hiện nay có 7 nhóm thuốc phổ biến được dùng trong điều trị các bệnh lý tim mạch như sau.
- Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc kháng sinh và cách xử trí
- Dược sĩ Pasteur tư vấn các loại thuốc Tây điều trị viêm xoang hiệu quả
- Dược sĩ tư vấn: Bị dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?
Dược sĩ Pasteur tư vấn 7 nhóm thuốc tim mạch thông dụng hiện nay
Nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến như sau:
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ngày càng tăng. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng số người chết hàng năm do bệnh tim mạch gây ra chủ yếu là người già.
- Do thói quen, lối sống thiếu khoa học: Đây là một trong những nguyên nhâ phổ biến gây ra các bệnh về tim mạch. Chẳng hạn như thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thừa cân béo phì cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch hơn những người bình thường khác.
- Di truyền: Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia, nếu như trong gia đình có người bị bệnh tim mạch thì nguy cơ con cái hoặc anh chị em mắc bệnh cũng cao.
- Giới tính: Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, trong độ tuổi từ nhỏ cho đến trung niên thì tỉ lệ nam giới mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới, còn đến tuổi mãn kinh thì tỉ lệ này là ngang nhau.
7 nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch phổ biến hiện nay
Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay có 7 nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch phổ biến như sau:
Nhóm 1: Thuốc điều trị loạn nhịp tim
Nhóm thuốc điều trị loạn nhịp tim bao gồm những loại thuốc điều trị bệnh tim mạch có tác dụng lặp lại tình trạng ổn định của chu chuyển tim. Một số loại thuốc thuốc nhóm này như Amiodaron, Quinidin …
Nhóm 2: Thuốc điều trị tăng huyết áp
Nhóm thuốc này còn gọi là thuốc hạ áp. Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu, làm giảm kháng lực mạch máu để đưa huyết áp về mức an toàn. Một số thuốc trong nhóm này bao gồm: Nifedipin, Captopril …
Nhóm 3: Thuốc điều trị tăng lipid máu
Những thuốc thuộc nhóm này được sử dụng để giảm mỡ máu, đồng thời nhóm thuốc này có công dụng giảm tổng hợp lipid, tăng thoái hóa mỡ hay tái phân bố mỡ trong cơ thể. Có thể kể đến một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này như: Fenofibrat, Atovastatin …
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh lý về tim mạch
Nhóm 4: Thuốc điều trị suy tim sung huyết
Dược sĩ, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc điều trị suy tim sung huyết còn được gọi là nhóm trợ tim hay glycosid tim. Đây là nhóm thuốc có công dụng tăng cường sự co bóp của cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim, các thuốc thuộc nhóm này như: Digoxin, Digitoxin, Ouabain …
Nhóm 5: Thuốc điều trị thiếu máu cục bộ
Thuốc điều trị thiếu máu cục bộ bao gồm nhóm chữa đau thắt ngực và nhóm điều trị nhồi máu. Mục đích sử dụng nhóm thuốc này là nhằm tăng cường cung cấp oxy co cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim, phục hồi tưới máu và ngăn chặn các biến chứng sau nhồi máu. Một số thuốc phổ biến gồm có: Nitroglycerin, Isosorbid …
Nhóm 6: Thuốc chống choáng
Thuốc chống khoáng thực chất là loại thuốc kích thích hệ adrenergic của thần kinh thực vật gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim … bao gồm các thuốc như Adrenalin, Dopamin …
Nhóm 7: Thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn
Tác dụng của nhóm thuốc này là giãn hoặc co các vi mạch, tăng sức bền thành mạch, ổn định tình trạng tưới máu cho mô, giảm nguy cơ tái biến mạch máu. Một số thuốc phổ biến bao gồm: Vinpocetin, Piracetam …
Trên đây là thông tin tham khảo một số nhóm thuốc điều trị bệnh về tim mạch phổ biến hiện nay. Bệnh nhân lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc về sử dụng.
Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.