Có nhiều thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học năm 2018

Có nhiều thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học năm 2018

Dự kiến đến năm 2020 nếu như chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào áp dụng thì việc thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học sẽ có nhiều thay đổi.

Thi cử sẽ ra theo dạng đề mở

Thi cử sẽ ra theo dạng đề mở

Thi cử sẽ ra theo dạng đề mở

Trao đổi về vấn đề này, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông – GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết khoảng tháng 4/2018 Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Chương trình GDPT mới, theo đó hình thức kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học tính đến năm 2020 sẽ được giữ ổn định như hiện nay. Từ năm 2020 khi chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thì việc thi cử sẽ có một số thay đổi nhất định để phù hợp hơn với chương trình GDPT mới, Bộ GD&ĐT đã tìm các tổ chức đo lường, nghiên cứu về vấn đề này.

Trước thắc mắc việc thi cử sẽ thay đổi ra sao khi chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi căn bản như đối với môn Ngữ văn sẽ chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc thay vì học dàn trải, Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn – PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết đề thi sẽ ra theo dạng mở cho giáo viên là những người tự chọn, tự chủ và tự sáng tạo, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình môn Ngữ Văn cho biết, với chương trình mở cho giáo viên tự chủ, tự chọn, tự sáng tạo là rất cần thiết. “Đúng là việc đánh giá thi cử sẽ thay đổi nhưng phải căn cứ vào chuẩn chương trình, phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt như trong chương trình chứ không căn cứ vào bất kì một SGK cụ thể nào, nhất là khi chúng ta đang chủ trương cầu một chương trình nhiều bộ SGK. Cho nên người ra đề cần phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt của lớp ấy, của cấp ấy để ra đề. Như thế hoàn toàn đo được năng lực vận dụng của các em. Và việc đánh giá là đánh giá năng lực thực hành nên không có gì phải lo về việc thi cử”, PGS Thống nói.

Chưa khởi động viết SGK

Chưa khởi động viết SGK

“Việc đề thi sẽ ra theo dạng đề mở sẽ giúp cho việc đánh giá chất lượng của thí sinh tốt hơn, phát huy tính sáng tạo trong làm bài và hạn chế tối đa tình trạng học lệch, học tủ..” – cô Lê Thị Mỹ Ngân (giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) bày tỏ quan điểm.

Chưa khởi động viết SGK

Hiện tại đã là năm 2018 và chỉ còn khoảng 2 năm nữa cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, chính vì thế nhiều người tỏ ra lo lắng không biết SGK sẽ được thiết kế ra sao và khi nào sẽ biên soạn xong. Trả lời về vấn đề này GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng hiện tại chưa ban hành chương trình nên việc viết sách giáo khoa mới cũng chưa khởi động. Cũng theo các tin tức giáo dục mới nhất thì căn cứ vào Nghị quyết 88/2014/QH13 sẽ có nhiều tổ chức cá nhân có thể biên soạn SGK theo ý tưởng của họ sao cho hiệu quả nhất.Đặc biệt quy định hiện hành, SGK không phải là pháp lệnh mà đó là tài liệu chính để học ở cấp phổ thông. Do đó giáo viên có thể vận dụng linh hoạt trong giảng dạy.

Nguồn: Cao đẳng Dược học