“Văn hóa đổ lỗi” đẩy bác sĩ vụ thảm họa y khoa Hòa Bình vào trại giam?
Bác sĩ Hoàng Công Lương trực tiếp liên quan đến vụ thảm họa khiến 8/18 người chết ở Hòa Bình bị bắt giam chỉ vì “văn hóa đổ lỗi” mà xã hội dành cho nghề Y.
- Dự báo điểm số của thí sinh THPT quốc gia 2017 qua ngày sinh
- Bác sĩ YHCT khuyến cáo không được chạm vào cơ thể người vừa chết?
- Vì sao bác sĩ có thể nhìn tai đoán về tình trạng sức khỏe của cơ thể?
“Văn hóa đổ lỗi” khiến bác sĩ vụ thảm họa y khoa Hòa Bình bị bắt giam?
Từ đây, chẳng có gì có thể đánh đổi lại những ngày tháng ở trong nhà giam, chẳng còn ai có thể thay anh để che chở cho vợ con mình. Và suốt phần đời còn lại, trái tim nhiệt huyết của người thầy thuốc biết khi nào mới vận hành trở lại. Vụ việc bác sĩ Lương bị bắt giam đã khiến không ít các đồng nghiệp anh xót xa, đau lòng và sợ rằng “văn hóa đổ lỗi” của dư luận đang khiến hố sâu khoảng cách của ngành Y tăng lên.
Hoang mang khi bác sĩ liên quan vụ thảm họa Hòa Bình bị bắt giam?
Những ngày cuối tháng 5 vừa qua, dư luận được một phen hết hồn khi chứng kiến 18 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị tai biến y khoa. Từ đây người ta gọi là thảm họa y khoa lớn nhất chưa từng thấy, âu 10 người sống sót cũng chỉ là do “may mắn” mà thôi. Sự việc này nhận được sự quan tâm và chú ý của sinh viên và giảng viên đang giảng dạy lớp Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong suốt thời gian qua.
Sau sự việc, Bộ y tế đã vào cuộc tìm ra nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, tìm ra đơn vị nào liên quan và quan trọng hơn hết là tìm ra người chịu trách nhiệm chính của sự việc này. Đó chính là Bác sĩ Hoàng Công Lương, người phụ trách chuyên môn khoa Hồi sức tích cực, Đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Bác sĩ Lương cũng là người đã trực tiếp kí giấy đề xuất sửa chữa bảo dưỡng định kì hệ thống nước lọc RO2 và RO mini của khoa chạy thận nhân tạo. Mục đích là để phục vụ tốt cho việc chạy thận nhân tạo cho các bệnh nhân.
Bác sĩ Hoàng Công Lương trực tiếp chịu trách nhiệm về vụ tai biến y khoa
Có ai biết được rằng trước khi người ta biết đến bác sĩ Hoàng Công Lương với cái mác “tội đồ” đã “giết” 10 bệnh nhân chạy thận, anh là một thầy thuốc giỏi, có tâm với nghề, là người nhiều năm thực hành y khoa gương mẫu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Trước đó, theo lời kể của một giảng viên đang dạy các lớp liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì vụ thảm họa xảy ra vào ngày 29/5 thì trước đó đúng 1 ngày, bác sĩ cho sửa hệ thống RO. Sau khi hoàn tất công việc thì đơn vị thi công đã thông báo qua điện thoại là xong hoàn chỉnh nhưng chưa có biên bản bàn giao. Vì thế sau khi xem các điều dưỡng viên kiểm tra thấy máy chạy tốt, không có gì bất thường, bác sĩ Lương đã ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân tại Khoa Thận Nhân tạo. Và có ai ngờ được rằng đó là y lệnh cuối cùng trong cuộc đời người thầy thuốc ấy. Y lệnh ấy đã đẩy anh vào tội danh ““vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.” – Điều 242 Bộ luật hình sự. Công an đã làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.
Đừng áp dụng “văn hóa đổ lỗi” với tai biến y khoa
Dù biết việc làm của bác sĩ Lương là sai, là không đúng theo quy trình khám chữa bệnh nhưng không phải vì thế mà đổ hết trách nhiệm của sự việc lên người thầy thuốc. Một năm, họ phải làm bao nhiêu y lệnh, phải quyết định mạng sống cho biết bao nhiêu bệnh nhân. Nếu không có tai biến y khoa hiển hiện rõ ràng, gây chết người hàng loạt thì ai có thể thống kê được số lượng trường hợp bác sĩ giết người.
Áp dụng “văn hóa đổ lỗi’ cho tai biến y khoa đúng hay sai?
Theo phân tích của một bác sĩ chạy thận chuyên khoa, hiện cũng đang giảng dạy thêm các lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì sau khi Hệ thống RO được bảo dưỡng xong mà chưa có biên bản bàn giao chất lượng thì không nên cho bệnh nhân chạy thận. Y lệnh này đã thực sự quá nguy hiểm, vội vàng. Cơ quan công an đã vào cuộc, cần tìm người chịu trách nhiệm cho sự việc. Và họ đã làm đúng chức năng khi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp bác sĩ Lương với tội danh chính đáng. Chẳng ai có thể ý kiến gì. Cuối cùng chiều ngày 22/6, sau tranh cãi, sau phân tích người ta chọn bác sĩ Hoàng Công Lương làm người “đứng mũi chịu sào”. Liệu có đáng không khi án tù đã hiển hiện trước mắt, cá nhân anh bị “sạt nghiệp” vì một y lệnh trong hàng trăm Y lệnh 1 ngày, gia đình anh đau đớn thiếu bóng anh nhiều năm và cả ngành y tế Việt Nam sẽ phải hứng chịu mất mát quá lớn.
Bởi thế những đặc trưng của ngành Y, sai sót trong Y khoa không thể áp dụng “văn hóa đổ lỗi” vào để phán xét người nào có trách nhiệm. Nhất là sự việc của Bác sĩ Lương bước chân vào trại giam càng là cú sốc tinh thần khủng khiếp với các bác sĩ khác và toàn ngành Y.
Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn