“Trình Dược viên” nghề của trình độ kỹ năng và bản lĩnh
Nhiều người cho rằng Trình Dược viên chỉ là “bán nước bọt lấy tiền” nhưng Dược sĩ để có thể thành công trong công việc thì cần cả trình độ, kỹ năng và cả bản lĩnh nghề nghiệp.
- Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội học ở đâu tốt?
- Nên học Văn bằng 2 Cao đẳng hay liên thông Đại học Y Dược?
- Học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược có đủ điều kiện mở quầy thuốc?
“Trình Dược viên” nghề của trình độ kỹ năng và bản lĩnh
Hiểu một cách nôm na thì nghề Trình Dược viên là nhân viên giới thiệu sản phẩm, sản phẩm ở đây chính là Dược phẩm. Tuy vậy, cũng có thể hiểu đây là nghề bán thuốc, nhưng mà là… ở đẳng cấp cao. “Đẳng cấp cao” ở đây trước hết được khẳng định bằng Trình độ chuyên môn bằng tình yêu nghề bởi không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành trình dược viên (TDV). Muốn làm TDV, trước hết sinh viên phải có bằng Trung cấp Dược hay Cao đẳng Dược chính quy trở lên.
Lương cao nhưng trình độ phải tương xứng
Trên lý thuyết, Dược sĩ làm TDV sẽ giới thiệu thuốc, là cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Thế nhưng, bấy lâu nay có một quan điểm sai lầm chính là việc coi TDV là người bán thuốc cho các Bác sĩ, chủ quầy thuốc,…
Bạn Vân Anh (quê Phú Thọ) cho biết, chị tốt nghiệp bằng Đại học ngoại ngữ khoa Ngôn ngữ Tiếng Pháp nhưng không xin được việc sau đó chị đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sau khi kết thúc chương trình học chị làm TDV cho một công ty TNHH kinh doanh dược phẩm. Thời gian đầu đòi hỏi chị phải mày mò tìm kiếm các mối quan hệ rất mệt mỏi. Tưởng đơn giản là đến các nhà thuốc, giới thiệu sản phẩm thuốc và thuyết phục họ đồng ý mua thuốc… nhưng hóa ra để tìm kiếm được các hợp đồng mua thuốc cũng chẳng đơn giản chút nào. Tuy nhiên, thời gian khó khăn ấy cũng qua đi, các mối làm ăn của chị dần nhiều hơn, hiện nay tổng thu nhập của chị lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Muốn trở thành TDV cần có bằng Trung cấp Dược trở lên
Một giảng viên đang giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược đồng quản lý một công lý Dược có tiếng tại Hà Nội chia sẻ, tuy thời gian đầu những TDV sẽ khá vất vả nhưng mức lương họ nhận được cũng khá tương xứng, thường thì ngoài phần lương cứng để đảm bảo định mức, các TDV sẽ được hưởng “hoa hồng” tùy theo số lượng sản phẩm bán được. Tùy theo từng công ty, từng chủng loại hàng mà “hoa hồng” cũng khác nhau.
Làm nghề Trình Dược viên cũng có rất nhiều cạm bẫy vô hình
Mức lương hấp dẫn khiến không ít bạn trẻ sau khi hoàn thành xong chương trình Dược từ Trung cấp Dược, Đại học Dược,…đi làm TDV, tuy nhiên ngành này cũng có rất nhiều cạm bẫy mà các Dược sĩ phải trải qua, ví như tình trạng “thuê bằng”. Một số người không được đào tạo về ngành Dược nhưng vẫn “ung dung” trở thành TDV và đi bán những mặt hàng liên quan đến tính mạng con người, điều này tạo nên sự bất ổn và sự cạnh tranh không công bằng trong nghề TDV.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur địa chỉ uy tín đào tạo Cao đẳng Dược
Chẳng hạn như có một bạn sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh, nhận thấy được tiềm năng phát triển của nghề Trình Dược viên nên đã thuê lại bằng của một sinh viên tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – Một ngôi trường đào tạo Cao đẳng Y Dược uy tín trên địa bàn Hà Nội để hành nghề và còn rất nhiều rất nhiều trường hợp thuê bằng y khoa “dỏm” để hành nghề nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng phát hiện.
Theo Luật sư Lê Văn Kiên nguyên trưởng ban Pháp chế Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, việc sinh viên các ngành khác thuê bằng để làm Trình Dược viên chứng tỏ ngành này có sức hút và tiềm năng phát triển rất lớn nhưng cũng gây nhiễu loạn nền kinh tế cạnh tranh của ngành này và khiến Dược sĩ Cao đẳng, hay Dược sĩ Đại học mất đi cơ hội nghề nghiệp rất lớn.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì nghề TDV là một nghề đáng để “ao ước” với mức thu nhập cao, liên tục được “up date” những thông tin Dược phẩm trong công việc, giúp sinh viên ngành Dược được bồi dưỡng chuyên môn một cách tốt nhất.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp