TIN KHẨN CẤP: Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long khan hiếm bác sĩ giỏi
Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng đang xảy ra tình trạng báo động đỏ vì khan hiếm bác sĩ điều trị. Mặc dù đang thiếu nhưng bác sĩ vẫn xin nghỉ việc liên tục.
- Ngất ngây: Hoa khôi Đại học Y Dược Thái Nguyên 2018 đẹp như gái Tây
- Quy định có như không: Bác sĩ khám bệnh, kê đơn, Dược sĩ bán thuốc theo toa
- Học các xác định đúng vị trí cơn đau bất thường để phát hiện bệnh chính xác
TIN KHẨN CẤP: Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long khan hiếm bác sĩ giỏi
Tình trạng này báo động ở nhiều bệnh viện công trên cả nước gây ra khó khăn trong việc thu hút nhân tài về làm việc ở các địa phương cũng như ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế này. Đặc biệt, tại các bệnh viện công ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Hàng loạt bệnh viện công kêu thiếu bác sĩ
Việc tuyển dụng bác sĩ vào làm việc ở các bệnh viện công trên cả nước đang thực sự bế tắc. Nhất là khi hiện tại các đơn vị này đang thiếu hàng nghìn bác sĩ, nhưng tình trạng bác sĩ, nhất là những người giỏi, được đào tạo bài bản xin nghỉ việc ở bệnh viện công lập để ra làm ở bệnh viện tư vẫn liên tục diễn ra liên tục gây ra nhiều khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh. Nhất là trong thời gian gần đây tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).
Theo phân tích của giáo viên dạy Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này chính là do thu nhập của các y, bác sĩ ở bệnh viện công lập quá thấp so với mặt bằng chung; nhiều cơ chế, quy định còn bất cập; môi trường làm việc nhiều áp lực…nguy hiểm và còn nhiều khúc mắc. Nguy hiểm hơn là khi nhận thấy vấn đề thì các cơ sở y tế công lập lại không đưa ra giải pháp để giải quyết cho triệt để.
Gần đây, bác sĩ của các bệnh viện công tại khu vực ÐBSCL liên tục nghỉ việc với lý so rất chính đáng. Những tỉnh thuộc khu vực này có bác sĩ nghỉ việc tại bệnh viện công lập chuyển sang bệnh viện tư làm việc nhiều nhất là các tỉnh thành: Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long…vv. Cụ thể, Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết từ đầu năm 2015 đến cuối tháng 3/2018 có 105 viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập nghỉ, bỏ việc, bao gồm 97 bác sĩ và tám dược sĩ. Trong số đó, 38 bác sĩ chuyên khoa I, một bác sĩ chuyên khoa II, hai thạc sĩ và bốn dược sĩ chuyên khoa I. Năm 2016 và năm 2017 là thời điểm có nhiều viên chức trong ngành y tế của tỉnh Cà Mau bỏ hoặc tự ý nghỉ việc tại bệnh viện công lập. Số lượng là 74 bác sĩ, dược sĩ. Số cán bộ nghỉ, bỏ việc tập trung nhiều nhất tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau và Bệnh viện đa khoa Cái Nước vốn là những cơ sở y tế tuyến đầu của tỉnh.
Thông tin này khiến các bạn sinh viên học Cao đẳng Dược rất quan tâm và lo ngại liệu sau này, bệnh viện công có còn đủ bác sĩ để điều trị không?
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Hàng loạt bệnh viện công kêu thiếu bác sĩ
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long khát nhân lực ngành Y tế trầm trọng
Tại tỉnh Kiên Giang, tình trạng dịch chuyển nhân lực của ngành y tế đối với những trường hợp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên diễn ra từ năm 2001 và tăng qua từng năm. Ðến thời điểm này, có tổng cộng 78 người có trình độ từ đại học trở lên xin ra khỏi hệ thống y tế công lập hoặc rời địa phương.
Cụ thể, theo thống kê mới nhất thì năm 2011 có 3 người, trong đó có 2 bác sĩ, 1 người có trình độ chuyên khoa I; năm 2012, số lượng cán bộ y tế nghỉ việc tăng mạnh, lên đến 14 người (10 bác sĩ đa khoa, 2 bác sĩ chuyên khoa I, 1 thạc sĩ và một tiến sĩ); năm 2016, số cán bộ dịch chuyển là 15 người và năm 2017 là 19 người. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, ngành y tế Kiên Giang đã phải giải quyết cho 6 bác sĩ, 1 dược sĩ cao cấp và 1 thạc sĩ xin ra khỏi cơ sở y tế công lập.
Theo phân tích của Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Công Tuấn có khoảng 30 bác sĩ ở các cơ sở y tế, bệnh viện công lập đã làm đơn xin nghỉ việc dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng khiến cho việc khám và điều trị cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Hiện còn nhiều bác sĩ đã gửi đơn xin nghỉ việc chờ xem xét. Điều đáng lo nhất mà một học viên học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tại TP Vĩnh Long có 2 bệnh viện tư nhân (quy mô 500 giường bệnh) đang trong giai đoạn hoàn thiện và đi vào hoạt động. Và nếu như vậy thì các bác sĩ giỏi sẽ đầu quân vào đây và bỏ bệnh viện công.
Với quy mô tổng mức đầu tư xây dựng là hơn 950 tỷ đồng với quy mô 800 giường bệnh, bao gồm 20 khoa phòng và các hạng mục, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long cần khoảng 170 – 175 bác sĩ làm việc để đảm nhận các vị trí. Tuy nhiên, giờ bệnh viện này mới chỉ có khoảng 140 bác sĩ, tức thiếu hơn 30 bác sĩ…để đảm nhận nhiệm vụ. Chưa kể một số bác sĩ đang viết đơn xin nghỉ. Tính chung tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện thiếu khoảng 300 bác sĩ.
Nói về vấn đề này, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Minh Ðức nói thêm: Trước thực trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự có chuyên môn cao và hàng loạt bác sĩ làm đơn xin nghỉ việc, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cũng không biết làm gì khác được. Khi tiếp nhận đơn, phía ngành y tế chỉ biết động viên, thuyết phục. Tuy nhiên, nhận thấy họ quyết tâm nghỉ việc, ngành phải giải quyết theo nguyện vọng, đúng quy định pháp luật.
Trang Minh