Tại sao bác sĩ mải mê kiếm tiền thì người bệnh sẽ thiệt thòi?

Tại sao bác sĩ mải mê kiếm tiền thì người bệnh sẽ thiệt thòi?

Trái với mọi nghề, thầy thuốc phải cập nhật kiến thức mới mỗi ngày nếu không họ sẽ tụt hậu. Đó là hành động bất nhẫn đối với người bệnh.

Không phải làm thầy thuốc thì cái gì cũng biết và bệnh nào cũng có thể chữa trị. Nếu một ngày bác sĩ không học thêm được một điều mới thì y học thế giới đã bỏ xa bạn cả thập kỷ. Bởi thế nếu họ cứ mải mê với cơm áo gạo tiền thì người chịu thiệt thòi nhất cũng chỉ là bệnh nhân mà thôi.

Sự học của người ngành Y đã cơ cực…lại còn đeo đẳng đến suốt đời

Đã theo nghề Y và muốn trở thành một thầy thuốc giỏi thì đầu tiên bạn cần xác định phải học suốt đời. Cái sự học của người làm nghề này không chỉ là 5, 10 hay 20 năm mà là cả tuổi thanh xuân, cả thời trung niên và đến khi nhắm mắt vẫn còn phải học. Không học thì không thể chữa bệnh, không thể đứng mổ, không thể khám phá ra những dấu hiệu mới, những kiến thức thú vị trong biển trời kiến thức y học thế giới mênh mông. Người ta có thể gọi thiên tài là thiên tài toán học, thiên tài thiên văn học, thiên tài vật lý…nhưng tuyệt đối trên đời này chẳng có ai là thiên tài y học. Ngành Y tế luôn đòi hỏi ở người thầy thuốc nhiều kiến thức hơn thế. Bạn có học nữa học mãi thì vốn kiến thức và tầm hiểu biết của mỗi cá nhân cũng chỉ là hạn chế, vẫn chỉ là hạt cát giữa sa mạc, là giọt nước muối giữa đại dương bao la. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu tiên lên giảng đường của lớp Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã được nói về sự nhọc nhằn của con đường học vấn để trở thành một thầy thuốc thực sự. “Em thầy mình cần phải cố gắng trau dồi và học nhiều hơn nữa để có thể đầy đủ kiến thức để đóng góp vào sự nghiệp chữa bệnh cứu người, y học phát triển rất nhanh nên nếu không biết cách trang bị kiến thức từ bây giờ thì bản thân em sẽ bị bỏ xa khá dài”.

Sự học của người ngành Y đã cơ cực…lại còn đeo đẳng đến suốt đời

Sự học của người ngành Y đã cơ cực…lại còn đeo đẳng đến suốt đời

Chấp nhận học Y là phải học cả đời, đó là lời khẳng định được khá nhiều người đồng tình sau những năm thàng cày cuốc dưới giảng đường để trở thành một bác sĩ. So với các trình độ khác thì học Y Dược ở bậc đại học có thể được xem là một cực hình. Một cuộc chạy đau khắc nghiệt và không khoan nhượng. Nếu bạn có đủ sức khỏe, đủ trí tuệ, đủ tiền bạc, đủ sự quyết tâm và yêu nghề thì bạn sẽ cán đích. Đích đến của bạn đơn giản chỉ là từng năm học qua đi với số điểm đủ qua ở những môn thi cuối lỳ căng thẳng. Đơn giản là không phải học lại một số môn. Đơn giản hơn là không phải bỏ học. Ngược lại, học Y như ở Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì dễ dàng và nhẹ hơn nhiều. Bạn có thể vừa học vừa trau dồi thêm kiến thức bên ngoài trên sách vở, bạn bè và thực tế đi trực. Bởi thế, dù có học lực tốt và có thể đủ điểm để đăng ký vào Đại học Y khoa nhưng bạn Lan vẫn nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để có được chương trình đào tạo phù hợp với kiến thức và trình độ của sinh viên. Đó cũng là nguyên nhân khiến số thí sinh đăng ký theo học Cao đẳng Y Dược ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.

Bác sĩ cứ ….mải mê mưu sinh là hành động bất nhẫn với người bệnh

Bạn có biết tại sao ở nước ngoài, người ta đầu tư cho hệ thống bệnh viện, đào tạo bác sĩ và đầu tư cho hệ thống vật chất để chăm sóc sức khỏe nhiều như thế không. Bởi vì khác hẳn với Việt Nam, họ quan niệm đầu tư cho bệnh viện là đầu tư cho sức khỏe của họ. Xây dựng và trả tiền cho cơ sở y tế và đội ngũ khám chữa bệnh chính là đang bảo vệ sức khỏe của bản thân họ. Chỉ khi nào bác sĩ chuyên tâm và chữa trị và nâng cao trình độ thì bệnh tật sẽ không thể làm khó được họ. Chỉ khi nào người thầy thuốc yên tâm công tác và làm việc thì gánh nặng cơm áo gạo tiền không thể khiến họ phân tâm. Người bệnh sẽ được nhân viên y tế toàn tâm toàn ý chăm sóc. Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình từ thầy và trò của lớp Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Bác sĩ cứ ….mải mê mưu sinh là hành động bất nhẫn với người bệnh

Bác sĩ cứ ….mải mê mưu sinh là hành động bất nhẫn với người bệnh

Vì thế, như ở nước ta vì tiền lương quá thấp và chế độ thu nhập không đảm bảo nên thường phải bon chen nhiều hơn những nghề khác. Nếu ngày nghỉ người ta về với gia đình hay tranh thủ đi du lịch thì những người thầy thuốc phải tranh thủ đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Ngày nghỉ dường như là một điều xa xỉ đối với người nghề Y. Câu chuyện được đăng tải trên trang tin giáo dục của Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Trang Minh