Con gái học ngành y tình duyên sẽ trắc trở?
Người ta thường nói con gái ngành y bạo dạn, mạnh mẽ lắm nhưng có ai thấu hiểu đằng sau đó là nỗi niềm, sự thiệt thòi khi các bạn gái chọn học nghề y.
Xem thêm: Dược sĩ khởi nghiệp nghề dược bằng thương mại điện tử?
Con gái có nên học ngành Y không?
Tình yêu của con gái học ngành y không trọn vẹn được như đôi lứa khác? Con gái học ngành Y vất vả sớm hôm chuyện học hành, thi cử, thực hành lâm sàng, thực tế bệnh viện nên không có thời gian nhiều ở bên cạnh người mình yêu thương? Không phải các cô gái học ngành y muốn vậy, mà vì đặc trưng nghề nghiệp, phải túc trực bệnh viện, ăn học tại Bệnh viện để có những kỹ năng làm việc thực tế nghề y. Một bạn sinh viên tên Hoàng Lan, lớp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ: “Các Bác sĩ trong bệnh viện rất cần sinh viên thực tập như chúng em, đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ tết để tăng cường khi số lượng người bệnh đang quá tải trong các bệnh viện công lập. Thậm chí ngay cả ngày kỉ niệm tình yêu của hai đứa chúng em cũng không thể sắp xếp công việc học để hẹn hò đi chơi, ăn uống…. ở những nơi mà khung cảnh tràn ngập tình yêu đôi lứa cũng chỉ vì em phải trực tăng cường cho phòng hồi sức cấp cứu”.
Ngành Y không vô cảm
Con gái ngành Y cũng giản dị lắm, không ăn mặc chỉn chu nhưng không cầu kỳ son váy điệu đà như bao cô gái học ngành khác. Chỉ đơn giản là trang phục y tế Blouse trắng thôi. Làm nghề y con gái phải hi sinh nhiều thứ ngay cả việc làm đẹp váy áo điệu đà cũng phải cân nhắc trước những người bệnh đang rên rỉ, quằn quại trong cơn đau bệnh tật. Ăn mặc đẹp một tí, phấn son nữ tính một tí cũng “quá nguy hiểm cho công việc nghề y” trước các bệnh nhân nam hoặc sẽ tạo cớ cho bệnh nhân nữ nổi nóng khi họ đang bị cơn đau giày vò trong khi nữ nhân viên y tế thì phấn son, áo quần điệu đà đi lại “chóng hết cả mặt”.
Niềm hạnh phúc trong công việc của nghề y là chăm sóc và chữa lành cho người bệnh. Có những đêm Hoàng Lan thức trắng vì cơn đau vật vã của người bệnh, người nhà bệnh nhân liên tục gọi nhân viên Y tế do sốt ruột muốn thân nhân mình được chăm sóc tốt hơn những người bệnh khác. Họ không hiểu và cũng không muốn hiểu trách nhiệm chăm sóc người bệnh là lương tâm của người thầy thuốc. Khi đã vào viện thì dù người bệnh là quan chức, là Ông là Bà ở ngoài xã hội thì vào viện cũng phải tuân thủ các nội quy, quy định của Bệnh viện.
Có người bảo con gái làm nghề y lạnh lùng, sắt đá, vô cảm. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài thôi vì nghề nghiệp của những thầy thuốc là phải giữ trái tim ấm, cái đầu lạnh nếu không chỉ một sơ suất nhỏ cũng “MẤT VIỆC”.
Cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến y nghiệp, mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh. Người làm nghề y phải biết kiểm soát cảm xúc của mình một cách có kỹ năng trong tình trạng bệnh viện luôn quá tải nếu không sẽ bị phản ánh lên đường dây nóng của Bộ Y tế. Mà khi bị phản ánh lên “DƯỜNG DÂY NÓNG” thì nhiều khi biết đúng sai nhưng nhân viên Y tế cứ bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra phản ánh của Nhân dân về “thái độ phục vụ” không chuẩn mực.
Làm Nghề Y phải biết giấu cảm xúc tình cảm nếu không muốn thất nghiệp?
Điều cấm kị nhất đối với người hành nghề y là khi để mất kiểm soát cảm xúc dẫn tới những hậu quả không lường khi ra quyết định, phương pháp điều trị không phù hợp. Hậu quả thì người bệnh bị tai biến Y khoa còn bản thân thầy thuốc thì danh bại, thân liệt cũng chỉ vì một phút thiếu kiềm chế cảm xúc.
Làm thế nào để thầy thuốc có thể kiểm soát được cảm xúc của mình thì đó là quá trình rèn luyện nổ lực ngay khi còn ngồi trên ghế Trường Trung cấp Y khoa Hà Nội Pasteur.
Bác sĩ Hiệu Trưởng, Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho biết: “Phải rèn luyện, học cách kiểm soát cảm xúc để trở thành người điềm tĩnh, vị tha, nhân ái, phải học làm người cư xử có văn hóa. Đó là một quá trình khổ luyện ngay trong quá trình học những kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi hành nghề y.
Xét tuyển Cao đẳng Dược 2016
Người học ngành y phải đặt địa vị mình vào người bệnh đang bị dày xé bởi nỗi đau bệnh tật để bớt đi sự giận dữ nếu bệnh nhân hoặc thân nhân người bệnh có những hành vi cư xử không đúng mực với nhân viên Y tế nhưng cũng đừng mặc cảm, quỵ luỵ trước những người bệnh nhiều tiền, vung tiền ra để được phục vụ. Kiểm soát được cảm xúc là hạnh phúc, là thành công lớn nhất trong đời Y nghiệp của con gái làm nghề y.
Hãy yêu một cô gái Ngành Y thật lòng và hết mình các anh nhé!
Xem thêm: Xét tuyển Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội năm 2016