BÁO ĐỘNG: Nhiều thanh thiếu niên nhập viện tâm thần vì nghiện game
Nghiện game online là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh niên rơi vào tình trạng suy kiệt về sức khỏe, trí tuệ và cảm xúc. Thậm chí, có người còn phải điều trị tâm thần.
- Dùng thuốc Đông y chữa đái tháo đường chứa chất cấm khiến 2 người tử vong
- Dự thảo Luật GDĐH: Không nhắc đến việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú
- Bác sĩ giỏi cắt nhầm quả thận của nữ bệnh nhân 53 tuổi vì nhầm là khối u ác
BÁO ĐỘNG: Nhiều thanh thiếu niên nhập viện tâm thần vì nghiện game
Mới đây, trường hợp nam thanh niên 21 tuổi nhập viện Quân Y 103 điều trị tâm thần vì nghiện game nặng. Khi nhập viện, bệnh nhân rơi vào tình trạng trí tuệ, cảm xúc ngưng phát triển, 21 tuổi nhưng suy nghĩ như một đứa trẻ 12. Đây là lời cảnh tỉnh cho những bạn trẻ đang dành phần nhiều thời gian cho các trò chơi ảo trên mạng.
Nam thanh niên 21 tuổi như 12 chỉ vì thói quen nghiện online nhiều năm
Mới đây, trường hợp một nam thanh niên nghiện game online nhiều năm liền khiến cả trí tuệ và cảm xúc ngưng phát triển, 21 tuổi nhưng chỉ như trẻ 12 khiến nhiều bạn trẻ lo lắng. Đây cũng là một trong những thói quen mà nhiều bạn trẻ đang mắc phải trong cuộc sống hiện đại công nghệ số. Chia sẻ về trường hợp này, trên trang Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa tin: Ths.BS Nguyễn Tất Định, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ, 5 – 6 năm gần đây, số lượng bệnh nhân nghiện game online nhập viện ngày càng tăng. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện do ban đầu phụ huynh mơ hồ tưởng con ham công nghệ, khi tính khí con thay đổi lại nghĩ do thay đổi tâm lý tuổi mới lớn…và đến điều trị khi đã ở giai đoạn muộn.
Bởi vậy, khi bệnh nhân 21 tuổi không được phát hiện kịp thời, nghiện game quá lâu khiến sức khoẻ trẻ suy kiệt, trí tuệ sa sút nghiêm trọng. Bác sĩ cũng cho biết thêm: 21 tuổi được gia đình đưa vào viện điều trị nhưng cả nhận thức và cảm xúc chỉ như trẻ 12 sau nhiều năm mải miết “cày” game online thâu đêm suốt sáng mà không biết làm việc gì khác. Bệnh viện Quân y 103 cũng vừa tiếp nhận trường hợp nam sinh mới 16 tuổi ở Hà Nội nhưng nghiện game online 5 – 6 năm liên tục. Khi vào viện, bệnh nhân có thể trạng gầy yếu, suy kiệt, thường xuyên bỏ ăn. Khi kiểm tra sức khỏe tổng thể, quan sát, bác sĩ nhận thấy bệnh nhi có tính cách như trẻ 6 – 7 tuổi, không biết lo lắng, suy nghĩ, mọi giao tiếp chỉ như đứa trẻ. Mẹ của bệnh nhân cho hay: 2 vợ chồng ly hôn, con trai ở với mẹ và bà ngoại. Do bận đi làm, chị trang bị máy tính cho con trai tự học ở nhà chủ động hơn, thấy con ngồi máy suốt ngày chị lại nghĩ con chăm làm bài tập trên mạng internet. Khi thấy con thay đổi tâm tính, hay cáu gắt, cơ thể ốm yếu hơn so với bình thường, chị mới theo dõi, phát hiện con chơi game cả đêm lẫn ngày. Khi bị cắt mạng thì thay đổi thái độ, tìm cách trốn ra ngoài để chơi. Bệnh nhân đang được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm. Nếu tình trạng không cải thiện, bác sĩ sẽ phải kê thêm thuốc an thần, nặng nữa phải dùng sốc điện.
Nam thanh niên 21 tuổi như 12 chỉ vì thói quen nghiện online nhiều năm
Chuyên gia lý giải về việc bệnh nhân nghiện game online rất khó bỏ?
Theo ThS.BS Lê Thanh Hà, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, cùng với sự phát triển của internet, game online phát triển thần tốc ở Việt Nam và trên thế giới. Trong vòng 10 năm qua, số người chơi game online tăng hơn 1.000 lần, trong khi các nước khác tăng không quá 100 lần. Theo báo cáo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2), có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi để chơi game trên mạng thay vì đọc sách hay chơi thể thao. Trung bình, 62% người dùng internet tại Việt Nam chơi game online khi trực tuyến. Đến năm 2018, Việt Nam đã có 11 triệu người chơi game online. Một học viên học lớp Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết thêm: “Tôi cũng có một cậu con trai học lớp 7 rất nghiện game online. Dù bị phát hiện và ngăn cấm nhưng cháu vẫn chưa thể bỏ được. Tôi cảm thấy rất lo lắng”.
Theo phân tích của BS Hà thì “Nghiện game online kéo dài sẽ khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, thậm chí gây rối loạn trầm cảm, hình thành ý tưởng và hành vi tự sát, cuồng bạo”.
Theo các chuyên gia, ở người nghiện game online, họ cảm thấy thích thú, dễ chịu và thoải mái khi chơi do Dopamin (hormone điều chỉnh tâm trạng, các cảm giác đói, thèm…) liên tục được sản sinh và tăng dần ngưỡng thích ứng theo tuần suất người chơi. Cùng với đó, morphine nội sinh như Endorphin cũng tăng theo, tạo sự khoan khoái, dần dần trở nên nghiện. Nếu nghiện lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Khi ngừng chơi game thì 2 hormone này tiết ra thấp hơn ngưỡng bình thường khiến người chơi cảm thấy bứt rứt, khó chịu và thậm chí có hành động cáu gắt, mất kiểm soát, mất bình tĩnh. Nghiên cứu của các nhà khoa học tìm thấy chất dẫn truyền thần kinh Serotonin (liên quan tới ngủ, trí nhớ và cảm xúc) cũng bị sụt giảm nghiêm trọng, giống với tình trạng trầm cảm, vì vậy người nghiện game thường có các triệu chứng điển hình của trầm cảm và lo âu và sút cân liên tục. TS Mỹ Hạnh cho biết thêm, do khoanh vùng được nghiện game do lệch lạch hormone theo thời gian, nên từ 2019, các chuyên gia sẽ bắt đầu nghiên cứu, đo lường ngưỡng hormone của trẻ nghiện game và trầm cảm, xác định bất thường của từng loại hormone để can thiệp, điều chỉnh về ngưỡng cân bằng.
Trang Minh