Bác sĩ Vật lý trị liệu hướng dẫn sơ cứu chấn thương phần mềm khi chơi thể thao

Bác sĩ Vật lý trị liệu hướng dẫn sơ cứu chấn thương phần mềm khi chơi thể thao

Chấn thương phần mềm (gân, cơ, dây chằng) do va chạm, ngã, lúc chơi thể thao nếu như không biết cách sơ cứu đúng có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Vật lý trị liệu hướng dẫn sơ cứu chấn thương phần mềm khi chơi thể thao

Bác sĩ Vật lý trị liệu hướng dẫn sơ cứu chấn thương phần mềm khi chơi thể thao 

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các chấn thương phần mềm (gân, cơ, dây chằng) có thể xảy ra do va chạm, ngã, lúc tập luyện, chơi bóng đá, thể thao (vết thương kín). Nhiều người do không xử lý ban đầu đúng cách khiến cho tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.s

Các bước xử lý khi bị chấn thương phần mềm

Để việc điều trị thuận lợi, quá trình phục hồi nhanh chóng, khi bị chấn thương cần biết sơ cứu đúng cách. Các bước xử lý ban đầu khi bị chấn thương phần mềm như sau:

Bước 1: khi bị chấn thương cần lập tức dừng ngay mọi vận động để chấn thương không bị nghiêm trọng hơn.

Bước 2: Sử dụng túi chườm lạnh (túi gel) hoặc một túi nước đá đập nhỉ, bọc vào hăn và chườm lên vùng đau nhức khoảng 5 – 10 phút, khoảng cách giữa những lần chườm khoảng 1 tiếng. Lưu ý không được chườm trực tiếp lên da hoặc chườm quá lâu. Các bác sĩ cho biết, việc chườm lạnh có tác dụng làm cho các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại, giúp cầm máu, giảm sưng đau, phù nề, vết thương bình phục tốt hơn.

Bước 3: Tiếp theo hãy dùng băng quấn nhẹ từ dưới lên trên: từ 15-20cm bên dưới, băng phủ qua vết thương và băng lên trên vùng bị thương 15-20cm. Lưu ý không nên quấn chặt tay vì có thể khiến máu không lưu thông được, gây ra tình trạng phù nề. Việc quấn băng có tác dụng giúp hỗ trợ việc chườm lạnh, tăng tính năng cầm máu, giảm sưng phù.

Bước 4: Nghỉ ngơi. Khi nghỉ ngơi ở tư thế nằm bệnh nhân cần được kê chân, tay bị chấn thương lên gối cao hơn khoảng 10 – 15cm so với mặt phẳng tim. Tác dụng của việc làm này là giúp máu ở vùng chi bị thương trở về tim dễ dàng hơn, giảm phù nề.

Nếu như đã áp dụng các bước như trên mà sau khoảng 48 đến 72 giờ mà chấn thương vẫn không thuyên giảm thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám ngay.

Sơ cứu chấn thương phần mềm

Sơ cứu chấn thương phần mềm

Một số điều cần tránh khi bị chấn thương phần mềm

Điều dưỡng Phương Lâm, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi bị chấn thương phần mềm bệnh nhân cần lưu ý như sau:

  • Tuyệt đối không được kéo nắn bừa bãi vì có thể dẫn đến tình trạng như rách, giãn gân cơ, dây chằng, thậm chí có thể gây trật khớp.
  • Lưu ý tránh xoa bóp các loại rượu thuốc, dầu nóng hoặc tự ý đắp thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây bỏng, dị ứng da, nhiễm trùng phần mềm.
  • Tránh sử dụng các loại dầu, cao nóng vì sẽ làm tăng hiện tượng dãn mạch, gây chảy máu trầm trọng, làm vùng bị thương bầm tím, sưng phù, đau nhức dữ dội.
  • Việc tự ý xoa bóp thuốc có thể dẫn đến nguy cơ bị xơ hóa các gân, cơ, dây chằng, làm mất tính đàn hồi, chấn thương dễ tái phát.

Trong trường hợp chấn thương phần mềm nhẹ, sau 48 – 72g, khi đã hết đau, có thể sử dụng một số loại kem, gel lạnh có chứa chất kháng viêm như Voltarene gel, Fastum gel, Profenid gel… để bôi.

Một số biện pháp như xoa bóp bằng dầu nóng, massage chỉ được áp dụng trong một số trường hợp co cứng cơ: đau nhức do cảm cúm, phong thấp, thời tiết thay đổi, mệt mỏi sau giờ làm việc; sau khi vết thương đã hồi phục, trở lại tập luyện, việc sử dụng dầu nóng giúp cơ nóng lên, tuy nhiên không được lạm dụng mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp.