Bác sĩ 87 tuổi 20 năm lấy tiền lương hưu mở phòng khám miễn phí

Bác sĩ 87 tuổi 20 năm lấy tiền lương hưu mở phòng khám miễn phí

Câu chuyện về nữ bác sĩ Trương Thị Hội Tố (87 tuổi) đã dành tiền lương hưu 20 năm nay để mở phòng khám miễn phí tại UBND phường Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) khiến nhiều người cảm phục.

 

Bác sĩ 87 tuổi 20 năm lấy tiền lương hưu mở phòng khám miễn phí

Trước đó, – nguyên Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Nam Định rồi về hưu lên Hà Nội ở cùng con cái và mở phòng khám miễn phí cho người dân. Đây trở thành tâm điểm khám chữa bệnh của nhiều người.

Bác sĩ dùng lương hưu mở phòng khám miễn phí dù đã ở tuổi xế chiều

Trang tin tức y dược của Cao đẳng Điều DưỡngTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cập nhật câu chuyện về một nữ bác sĩ hơn 20 năm nay dùng tiền lương hưu mở phòng khám miễn phí nằm trong UBND phường Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội). Có thể nhận thấy hiện nay nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người dân ở thủ đô. Cụ thể, phòng khám này đang nằm trong khuôn viên UBND phường Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội), phòng khám từ thiện của các bác sĩ tuổi xế chiều là địa chỉ quen thuộc với nhiều người.

Phòng khám bắt đầu làm việc từ sớm đến khoảng 8 giờ 30 sáng, bệnh nhân bắt đầu kéo đến mỗi lúc một đông. Còn bác sĩ Trương Thị Hội Tố (87 tuổi) – phụ trách phòng khám đi vắng nên chỉ có bác sĩ Trương Duy Đức và các y tá, dược sĩ trực ở đây. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên chính là khám bệnh ở đây, bệnh nhân sẽ được hoàn toàn miễn phí. Đây là phòng khám được bác sĩ Tố – nguyên Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Nam Định khai sinh. Nghỉ hưu, bà lên Hà Nội sinh sống cùng con cái, tham gia các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí lưu động cho gia đình chính sách, người nghèo…Hiện tại bà đã 87 tuổi.

Được biết, bác sĩ Tố đã ấp ủ mở một phòng khám miễn phí phục vụ bà con nhân dân từ rất lâu. Bà đã từng vận động rất nhiều đồng nghiệp ngành Y nghỉ hưu cùng tham gia nhưng bị từ chối. Cho đến khi bác sĩ gặp y tá Lê Thị Sóc (hiện 90 tuổi) – từng công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn thì phòng khám trong giấc mơ của bà mới thành hiện thực. Bà Sóc kể thêm: ‘Trước đây bà Tố ở phường Tương Mai, tôi ở phường Giáp Bát, cùng tham gia trong Hội Chữ thập đỏ. Nghe bà Tố tâm sự về ý tưởng mở phòng khám từ thiện, tôi ủng hộ ngay. Hai chị em mượn địa điểm, dùng lương hưu mua cơ sở vật chất ban đầu. Phải mất hơn chục lần di chuyển, long đong phòng khám mới ổn định ở Hội Chữ thập đỏ của phường Giáp Bát”. Dược sĩ Lê Thị Khiên ngồi phân loại từng hộp thuốc theo đúng chủng loại, loại nào hết hạn mang đi tiêu hủy. Được biết, thuốc này do mạnh thường quân ủng hộ. Bà Khiên kể: “Tủ thuốc có đầy đủ các loại thuốc từ cảm cúm thông thường đến thuốc đặc trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Thuốc nào thiếu, chưa có người ủng hộ, bác sĩ Tố kêu gọi quyên góp hoặc bỏ tiền mua thêm. Bệnh nhân đến đây chủ yếu là bà con lao động nghèo, hưu trí. Điều kiện cơ sở vật chất còn sơ sài, chúng tôi chỉ khám và điều trị bệnh đơn giản. Trường hợp có dấu hiệu cần thăm khám chuyên sâu, chúng tôi tư vấn đến các bệnh viện lớn, đủ máy móc, thiết bị kiểm tra”.

Cảm phục những thầy thuốc già nhưng vẫn đau đáu với việc cứu người

Một bệnh nhân gắn liền với phòng khám này, bà Đặng Thị Nhàn (70 tuổi – Nam Định) chia sẻ, gia đình bà gắn bó với phòng khám từ những ngày mới thành lập. Khi đó, bà đưa cậu con trai sinh năm 1972, bị bại não từ nhỏ ra chữa trị, lấy thuốc. Bà cũng có nhiều chứng bệnh mà hoàn cảnh khó khăn, ngoài tiền hỗ trợ khuyết tật của con trai, bà mở quán nước mưu sinh. Bà nói thêm: “Gia đình tôi 3 người đều được các y, bác sĩ ở đây điều trị.  Lúc chưa có phòng khám, tháng nào hai mẹ con tôi cũng vất vả bắt xe ôm đến bệnh viện. Con trai tôi thi thoảng lên cơn động kinh, phải mua thêm thuốc bên ngoài, rất tốn kém. Từ khi bác sĩ Tố mở phòng khám, con trai tôi nương nhờ vào phòng khám để duy trì thuốc men. Thời điểm chồng tôi bị ốm nặng, nằm liệt một chỗ, bác sĩ Tố giúp đỡ, chạy chữa suốt 10 năm cho đến ngày ông ấy qua đời. Nhờ đó, tôi giảm bớt phần nào gánh nặng về kinh tế”.

Hiện tại, phòng khám đã hoạt động hơn 20 năm và đã có sự đóng góp của khá nhiều y, bác sĩ về hưu. Trong số đó, có người đã ra đi hoặc phải nghỉ vì bạo bệnh. Hiện nay, phòng khám còn 2 bác sĩ, 2 y tá và 1 dược sĩ duy trì công việc. Thế nhưng do tuổi cao, các thầy thuốc nơi đây ở độ tuổi U80, U90 chỉ có thể khám vào sáng thứ 2 hàng tuần cho bệnh nhân hoàn toàn miễn phí. Họ vẫn trăn trở không biết phòng khám sẽ đi về đâu sau khi họ nghỉ. Ở tuổi gần đất, xa trời, những thầy thuốc già nua này vẫn đau đáu với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hành động của họ thật đáng ngưỡng mộ.

Nguồn caodangduochoc.edu.vn