Công bố danh sách 9 công ty và tên thuốc kém chất lượng bị thu hồi năm 2019
Năm 2019, Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế đã thu hồi số lượng lớn sản phẩm kém chất lượng trên thị trường. Dưới đây là danh sách 9 công ty và tên thuốc bị thu hồi.
- Cá cược ăn 50 quả trứng được 28 USD: Người đàn ông 42 tuổi chết vì bội thực
- Thường xuyên ăn rau sống: Gan người đàn ông lúc nhúc sán
- Chủ quan khi mèo nhà cắn: 3 người liên tiếp tử vong vì mắc bệnh dại
Công bố danh sách 9 công ty và tên thuốc kém chất lượng bị thu hồi năm 2019
Theo đó, theo thống kê thì trong danh sách các đơn vị bị thu hồi vì sản phẩm kém chất lượng phải kể đến 5 công ty của Việt Nam, 2 công ty của Ấn Độ và 1 công ty đến từ Thái Lan, 1 công ty của Hàn Quốc. Chi tiết nhu sau:
Danh sách 9 công ty và tên thuốc bị Cục Quản lý Dược thu hồi trong năm 2019
Trang tin tức của các bạn sinh viên học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã thông tin về những vụ thu hồi thuốc kém chất lượng của các công ty Dược phẩm trong năm 2019. Cụ thể, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa công bố danh sách 9 công ty và tên thuốc kém chất lượng đã bị Cục thông báo thu hồi trong năm 2019.
Cụ thể, danh sách này có tên của 5 công ty của Việt Nam, 2 công ty của Ấn Độ, 1 công ty đến từ Thái Lan và 1 công ty đến từ Hàn Quốc. Bên cạnh đó, theo thông tin đến từ Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế thì các thuốc bị thu hồi thuộc nhóm thuốc với công dụng quen thuộc, ví dụ kháng viêm (Cetirizine 10mg, Alphachymotrypsine 4200 đơn vị và Promethazin), kháng sinh (Acigmentin 375, AMK 625), thuốc tiêu hóa (Arpizol, Virvic gran), thuốc nội tiết (Methylprednisolone). Riêng Halaxamus là thuốc biệt dược. Vì thuốc không đảm bảo chất lượng cho người sử dụng nên đã bị thu hồi trong năm 2019, nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Đặc biệt, các thuốc của Việt Nam và Hàn Quốc vi phạm ở mức độ 2, không bảo đảm đầy đủ hiệu quả điều trị, hoặc không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe. Và thuốc này cũng chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng, thì thuốc của Ấn Độ và Thái Lan chỉ vi phạm ở mức độ 3, tức là các thuốc này vi phạm nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn khi sử dụng.
Các chuyên gia về Dược phẩm cho biết việc công khai danh sách các tên thuốc vi phạm như trên sẽ giúp người dân có thể dễ dàng tra cứu, tránh mua phải các loại thuốc kém chất lượng này. Đồng thời, danh sách trên đây cũng có khả năng giúp việc quản lý thuốc chặt chẽ, minh bạch hơn trên thị trường.
Nguồn caodangduochoc.edu.vn