Sắp tới những phi vụ trốn tiết, nhờ người học hộ của sinh viên sẽ trở nên xa vời bởi giờ đây đã có công nghệ điểm danh bằng nhận diện khuôn mặt.
- Học sinh THPT được học đại học dù chưa tốt nghiệp
- Cay đắng thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt ĐH Y Hà Nội
- Xét tuyển ngành Sức khỏe 2019: Thí sinh phải đạt điểm sàn và tiêu chí phụ
Điểm danh bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng vào trường ĐH
Một trường Đại học tại Việt Nam đang thử nghiệm hệ thống điểm danh thông minh, tự động nhận diện khuôn mặt sinh viên đến lớp.
Chẳng phải tên tuổi xa lạ nào, đó chính là ngôi trường Đại học Thăng Long nổi đình đám tại Hà Nôi. Trước đây, các thế hệ sinh viên tại đây vẫn luôn tự hào về một khuôn viên và cơ sở vật chất học tập sang chảnh, đẹp ngất ngây đủ sức làm nền sáng giá cho mọi bức ảnh sống ảo không kém studio. Lần này, thành tích mới về công nghệ ứng dụng lại càng củng cố hơn cho hình ảnh của một ngôi trường đẹp toàn diện.
Theo thông tin Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, đã từng có các trường chuyên ngành về công nghệ khác tại nước ta cũng áp dụng hệ thống hiện đại vào việc điểm danh cho sinh viên, nhưng hầu hết vẫn cần một app trung gian cho mỗi cá nhân. Đối với TLU, hệ thống tự động thao tác làm chủ mọi thứ như trên thì có thể nói là lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Còn trên thế giới, công nghệ này cũng đang dần phổ biến nhanh hơn, đặc biệt là tại Trung Quốc, không chỉ trong trường học mà còn cả đường phố.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt “TLnet” của Đại học Thăng Long này hiện đang được triển khai bởi một nhóm 4 người: 1 giáo viên hướng dẫn và 3 sinh viên chuyên ngành IT. Dù mới chỉ bước vào giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng những dấu hiệu đã khá khả quan, phân biệt rõ ràng các sinh viên trong ảnh.
Phản ứng của cư dân mạng trước thông tin này ra sao? Hầu hết đều là những bình luận khá hài hước, tích cực và ủng hộ nhóm nghiên cứu sản phẩm, đặc biệt đánh vào tâm lý “sợ điểm danh” huyền thoại của sinh viên.
Phản ứng của các sinh viên khi nói công nghệ này được áp dụng
Theo lời giới thiệu của thầy Thắng – giáo viên phụ trách, đây là sản phẩm được làm ra với một mục tiêu cao cả: chống học hộ, điểm danh hộ, đồng thời giám sát hành vi của sinh viên trên trường theo thời gian thực (realtime). Công nghệ trên đang được áp dụng thử nhiệm trên các lớp học của toán tin K31 trường Đại học Thăng Long với độ chính xác và khả năng realtime rất cao, đạt 99,78%, có thể lến tới 100% tuyệt đối nếu loại bỏ một số trường hợp.