Trường Đại học địa phương có nguy cơ đóng cửa vì không có sinh viên theo học
Hiện nay rất nhiều trường Đại học địa phương rơi vào tình trạng khủng hoảng vì không tuyển sinh được, liệu rằng có nên giữ lại những trường ĐH này?
- Tăng độ khó và điểm liệt kỳ thi Đại học 2018 chỉ là tin đồn
- 5 Bí kíp giúp tân sinh viên tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả
- Những khó khăn nào đang đón chờ sinh viên năm nhất?
Trường Đại học địa phương có nguy cơ đóng cửa vì không có sinh viên theo học
Theo nhận định của các giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur , tuy số lượng sinh viên ở nước ta còn thấp, nhưng chính việc thành lập các trường một cách ồ ạt, vội vàng trong thời gian qua đã dẫn đến hệ quả chất lượng đào tạo thấp và không có sinh viên theo học.
Rất nhiều trường ĐH địa phương tuyển sinh vô cùng khó khăn
Tuyển sinh khó khăn là tình trạng chung của rất nhiều các trường trực thuộc các tỉnh, như Trường ĐH Bạc Liêu tuy đã được thành lập từ năm 2006 nhưng không năm nào tuyển đủ chỉ tiêu. Trong mùa tuyển sinh năm 2017 càng ảm đạm và èo uột hơn nữa.
Rất nhiều ngành của trường có tỷ lệ sinh viên theo học khá thấp so với chỉ tiêu tuyển dụng, điển hình như ngành Kế toán 24/90; Quản trị kinh doanh 33/75; Công nghệ thông tin 14/50. Trong năm 2017, trường này có 835 chỉ tiêu, trong đó 334 xét bằng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia và 501 xét bằng các phương thức khác. Thế nhưng, hiện nay trường phải dành đến hơn 50% chỉ tiêu (455 thí sinh) xét tuyển bổ sung với 3 phương thức xét tuyển, gồm kết quả thi trung học phổ thông quốc gia 2107, điểm học bạ trung học phổ thông và thí sinh thuộc khu vực Tây Nam bộ dưới điểm sàn 1 điểm…
Nhiều sinh viên không muốn theo học các trường ĐH địa phương
Cũng cùng tình trạng trên, Trường ĐH Đồng Tháp thành lập từ năm 2003 hay như Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) thành lập năm 2007 nhưng đến nay tình trạng tuyển sinh vẫn vô cùng ảm đạm .
Rất nhiều các trường ĐH ở các khu vực khác như miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên cũng rơi vào tình trạng tương tự tuy đã hạ điểm chuẩn xuống bằng với mức điểm sàn nhưng vẫn không năm nào tuyển đủ chỉ tiêu.
Khó nâng cao chất lượng vì không có vốn
Trường ĐH An Giang – một trong những trường ĐH tỉnh được đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hoành tráng – cũng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình tuyển sinh năm nay, nguồn thu của trường mới chỉ đáp ứng được hơn 30% doanh thu, ngân sách tỉnh phải bù đắp phần còn lại (do là trường ĐH thuộc tỉnh). Không chỉ riêng Trường ĐH An Giang mà còn có rất nhiều các trường ĐH trực thuộc địa phương đều không có vốn để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Theo nhận định của các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội thì thực tế, các ĐH tỉnh hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách địa phương nên rất khó có thể nâng cao nhu cầu và đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của trường. Vì vậy, việc muốn nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư trang thiết bị sẽ khó hơn. Trong khi đó, nguồn thu học phí của sinh viên Nhà nước và vì số lượng thí sinh quá ít.
Rất nhiều trường ĐH đóng cửa vì không tuyển sinh được
Để có thể chấm dứt được tình trạng này một cách triệt để thì cần phải nâng cao chất lượng, khuyến khích các trường ĐH tỉnh tự chủ về tài chính để họ cạnh tranh, tự mình nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu trường nào đào tạo không chất lượng thì dừng tuyển sinh. Song song với đó nên khuyến khích phát triển các trường tư thục nhưng phải đảm bảo đúng các điều kiện thành lập trường, đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất…
Mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc và các trường cũng sớm có những chính sách tuyển sinh mới để khắc phục tình trạng này.