9 nguyên tắc “BẤT DI BẤT DỊCH” của nghề Y mà ai cũng phải thuộc lòng
Nếu bạn đang là một người học và làm ngành Y thì hãy nhớ có những nguyên tắc bất di bất dịch trong nghề yêu cầu bạn nhất định phải thuộc nằm lòng, nhất định không được phép quên.
- Không phải bất kỳ ai học và làm nghề Y cũng vì yêu nghề
- Trường ĐH Y Dược TP.HCM buộc thôi học với sinh viên làm hồ sơ giả
- LS Trần Hồng Phúc phản đối lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của BS Lương
9 nguyên tắc “BẤT DI BẤT DỊCH” của nghề Y mà ai cũng phải thuộc lòng
Theo đó, nhờ những nguyên tắc kinh điển mang tính bắt buộc ấy mà rèn nên những thầy thuốc giỏi về chuyên môn, chuẩn về đạo đức mà còn rất giàu tình người. Dưới đây là những nguyên tắc có 1 không ai mà ai học và làm nghề Y cũng đều phải nhớ.
Trước tiên là đừng có gây hại là nguyên tắc nhập môn của dân Y khoa
Theo phân tích của giảng viên, bác sĩ Trần Anh Tú hiện đang công tác ở lớp Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì đây chính là nguyên tắc kinh điển mang tính nhập môn của Dân học Y. Cụ thể là đừng gây hại tức là khi thầy thuốc chưa điều trị cho bệnh nhân thì đừng khiến cho bệnh nhân mắc thêm các tai biến hoặc các tai nạn ngoài ý muốn do nhân viên y tế gây ra. Ví dụ: nếu bệnh nhân bị gãy chân trái mà mổ nhầm chân phải, bệnh nhân bị viêm gan nhưng lại bị thêm tai biến do uống thuốc quá liều. Sự chính xác của nghề Y có thể quyết định cả 1 đời người.
Nếu không biết làm gì thì tốt nhất là đừng làm gì cả là nguyên tắc bắt buộc
Bên cạnh việc không làm sai thì nếu bạn chưa có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để xử lý bệnh nhân thì tuyệt đối không được tự ý làm gì cả. Tốt nhất bạn nên tìm sự trợ giúp từ đồng nghiệp hoặc người có kinh nghiệm qua hội chẩn, từ sách vở…Nếu cố tình tự ý hành động có thể vi phạm nguyên tắc số 1 và làm hại thêm. Ví dụ: Người bị đột quỵ não do huyết khối, có huyết áp cao; việc hạ áp đột ngột và nhiều sẽ làm vùng nhồi máu não lan rộng hơn; và gây hại nhiều hơn là không xử trí gì là tốt nhất.
Nếu không biết làm gì thì tốt nhất là đừng làm gì cả là nguyên tắc bắt buộc
Nghĩ về bệnh ít nguy hiểm hơn sau khi đã nghĩ đến một bệnh nguy hiểm
Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ có cơ may chữa trị khỏi được nếu đó là một bệnh nguy hiểm. Vì thế, nên chẩn đoán về bệnh nghiêm trọng trước. Ví dụ: nhìn 1 ổ loét dạ dày phức tạp của bệnh nhân thì phải nghĩ đến bệnh K dạ dày dạng loét trước bệnh loét dạ dày thông thường. Đó cũng chính là lời khuyên mà một học viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được học.
Chỉ nghĩ đến một bệnh vô phương cứu chữa sau khi đã nghĩ về một bệnh còn chữa được.
Bác sĩ luôn là người bình tĩnh nhất nên nếu điều trị thì bác sĩ cứ nghĩ đến bệnh không còn chữa được rồi buông xuôi luôn. Thân nhân khi nghe giải thích như thế cũng buông, đưa bệnh nhân về nhà chờ chết. Thực tế vẫn có bệnh nhân được cứu sống. Ví dụ: Trước 1 hình ảnh tổn thương đa ổ ở gan, phải nghĩ đến áp xe gan đa ổ và loại trừ nó trước khi nghĩ đến K gan do di căn. Tương tự, trước 1 tổn thương đa ổ ở phổi, phải nghỉ đến viêm phổi do tụ cầu trước K phổi do di căn thì khả năng điều trị sẽ cao hơn.
Bác sĩ phải nghĩ đến 1 bệnh thường gặp trước 1 bệnh hiếm gặp hơn
Nếu bác sĩ chẩn đoán với triệu chứng của bệnh thường gặp thì khả năng điều trị sẽ cao hơn vì thầy thuốc tự tin hơn. Ví như câu chuyện mà một sinh viên học Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ trên trang cá nhân là: Khi gặp 1 bệnh nhân đau hố chậu phải thì hãy nghĩ đến viêm ruột thừa trước khi nghĩ đến các bệnh như bệnh Crohn, lao hồi manh tràng. Đó là nguyên tắc sống còn để bệnh nhân có thể bình tĩnh xử lý mọi trường hợp xấu nhất ở bệnh nhân.
Khi mọi việc đang diễn tiến thuận lợi thì cứ tiếp tục hành động như cũD
Điều đó có nghĩa là nếu tình trạng bệnh nhân đang diễn tiến thuận lợi thì đừng thay đổi điều trị mà cứ tiền hành như thế.
Nếu bệnh nhân có diễn tiến bất lợi thì phải thay đổi hành động ngay còn kịp
Ngược lại nếu bệnh nhân đang điều trị mà tình trạng có diễn tiến bất lợi thì phải tìm nguyên nhân và xử trí ngay lập tức. Đó cũng là câu chuyện của bệnh nhân bị gãy chân phải bó bột ở Gia Lai, bệnh đã có diễn tiến bất thường nhưng bệnh viện vẫn để nguyên khiến cho lúc tháo bột thì đã quá trễ.
Cá thể hóa trong chẩn đoán và điều trị cũng là nguyên tắc cần nhớ
Điều mà các bạn cần nhớ là bác sĩ thường thì điều trị bệnh. Người bác sĩ giỏi thì điều trị bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân có 1 cơ địa, thể trạng, ngưỡng chịu đựng, sức đề kháng và những bệnh đi kèm khác nhau nên không thể điều trị đồng loạt mà nên điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Cá thể hóa trong chẩn đoán và điều trị cũng là nguyên tắc cần nhớ
Chú ý bệnh nhân đặc biệt: người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai
Nguyên tắc cuối cùng mà các giảng viên của lớp Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên các em sinh viên cần nhớ là chú ý bệnh nhân đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và người phụ nữ có thai.
- Người già: Triệu chứng thường mơ hồ (ít đau, ít sốt…), hay có nhiều bệnh đi kèm (tim, phổi, thận, dạ dày, khớp…), sức chịu đựng kém, sức đề kháng kém, dễ bị quá liều thuốc do chức năng gan thận đã kém, dễ bị tác dụng phụ của thuốc, tâm lý không bình thường (hay giấu bệnh hoặc đôi khi lo lắng quá mức, dễ mặc cảm, sợ chết… ).
- Trẻ em: Triệu chứng cũng thường mơ hồ, trẻ quá nhỏ không nói được, hoặc khai bệnh không chính xác được, lưu ý các bệnh lý bẩm sinh hay sang chấn sản khoa đi kèm, sức chịu đựng kém, sức đề kháng kém, dễ bị quá liều thuốc (bác sĩ không chuyên khoa Nhi hay bị chuyện này), dễ bị tác dụng phụ của thuốc mà bác sĩ kê.
- Phụ nữ có thai: Triệu chứng bệnh cũng thay đổi, có những bệnh đặc thù đi kèm (sản giật, thuyên tắc-huyết khối), 1 số phương tiện chẩn đoán và thuốc men là chống chỉ định ở phụ nữ có thai ( không chụp Xquang được…).
Lưu ý là một số bệnh nhân không biết là mình đang có thai và từng giai đoạn mang thai luôn có những vấn đề khác nhau: 3 tháng đầu dễ sẩy thai, 3 tháng giữa dễ gây dị tật thai, 3 tháng cuối dễ bị sanh non, lúc chuyển dạ có những bệnh phức tạp đi kèm (thuyên tắc ối, phù phổi cấp…)
Trên đây là 9 nguyên tắc kinh điển mà người ngành Y cần nhớ và áp dụng.
Trang Minh