5 Khủng hoảng mà sinh viên mới ra trường nào cũng mắc phải

5 Khủng hoảng mà sinh viên mới ra trường nào cũng mắc phải

Sợ thất nghiệp, không biết mình là ai, không biết mình cần phải làm gì,…chính là một trong những khủng hoảng mà tân cử nhân phải đối mặt sau khi ra trường.

5 Khủng hoảng mà sinh viên mới ra trường nào cũng mắc phải

5 Khủng hoảng mà sinh viên mới ra trường nào cũng mắc phải

Khủng hoảng phương hướng và rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp

  • Không biết học xong làm gì và làm ở đâu

Việc xác định được mục tiêu và phương hướng trước khi theo học Đại học rất quan trọng nhưng không mấy học sinh cũng như gia đình làm được, chính điều này đã dẫn đến con số hơn 200000 cử nhân Đại học thất nghiệp, rất nhiều người trong số đó đã chuyển qua học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng,…để tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình.

Quan điểm vào Đại học bằng mọi giá vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, việc được khoác lên mình chiếc áo tân sinh viên với niềm vui được học Đại học, Cao đẳng nhưng không biết sau khi học mình sẽ làm gì. Sau 4 năm, cởi bỏ chiếc áo cử nhân lúc đó họ mới đi tìm phương hướng, lúc này đã là quá trễ. Những tân cử nhân chỉ biết đứng nhìn, không biết mình phải làm gì và nên làm gì, đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp.

  • Cơn ác mộng thất nghiệp

Nỗi khủng hoảng thất nghiệp khiến rất nhiều tân sinh viên lo lắng

Nỗi khủng hoảng thất nghiệp khiến rất nhiều tân sinh viên lo lắng

Có lẽ thất nghiệp là cơn ác mộng của mọi sinh viên chứ không riêng gì đối với những sinh viên mới ra trường, vượt qua được khủng hoảng thất nghiệp là điều không hề dễ dàng gì, để vượt qua nó bạn cần rất nhiều ý chí và kiên trì. Hướng khắc phục giúp bạn vượt qua nỗi khủng hoảng này là bạn hãy toàn tâm toàn ý, nghiêm túc tìm cho mình hướng đi để theo đuổi, hãy tập trung bổ trợ ngoại ngữ, tin học để có được một công việc tốt nhất.

Nếu bạn đã làm đủ mọi cách mà vẫn chưa kiếm được công việc như mong muốn thì bạn hãy định hướng lại nhu cầu nguồn nhân lực về ngành nghề mà mình theo học sau đó bạn có thể đăng ký theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng,…những ngành nghề hiện nay đang cần số lượng lớn nguồn nhân lực.

  • Sinh viên mới ra trường thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế

Khi đọc các thông tin tuyển dụng thường có yêu cầu đính kèm đó là thí sinh ứng tuyển phải có có 2 năm kinh nghiệm, 3 năm kinh nghiệm,…rất nhiều sinh viên thắc mắc “mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm” tuy nhiên kinh nghiệm sinh viên có thể tích lũy ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bằng những quãng thời gian làm thêm tại các Bệnh viên đối với sinh viên Cao đẳng Y Dược bằng những đợt thực tập tại các công ty đối với những ngành khác.

Kinh nghiệm thực tế là điều mà tân cử nhân cần trang bị

Kinh nghiệm thực tế là điều mà tân cử nhân cần trang bị

Nỗi lo cơm – áo – gạo – tiền và làm trái ngành nghề

  • Nỗi lo cơm – áo – gạo – tiền

Sinh viên mới ra trường hầu như không muốn ăn bám cha mẹ, đối với sinh viên xa nhà việc duy trì được cuộc sống trong quá trình tìm việc là điều vô cùng khó khăn. Họ sợ cảnh nằm ở nhà nhiều tháng trời chờ cha mẹ chu cấp. Họ sợ cảnh thiếu tiền, sợ cảnh ăn uống qua loa đại khái.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên học cách tiết kiệm ngay từ những tháng ngày sinh viên để sau này có một khoản tiền, bạn cũng hãy học cách suy nghĩ thật kỹ lúc mua một món đồ trước khi bạn có trong tay một công việc để kiếm ra tiền.

  • Làm trái ngành

Cuộc sống luôn bắt bạn phải lựa chọn, vì vậy ngay từ khi định hướng nghề nghiệp bạn cần phải tỉnh táo để định hướng ngành nghề mình theo đuổi để không hối hận sau khi ra trường. Việc làm trái ngành không có gì là xấu, nếu bạn đã không làm đúng được ngành nghề mình theo học thì hãy học cách yêu ngành nghề mình đang làm.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp