Virus Zika gây tật đầu nhỏ ở trẻ nguy hiểm ra sao và phòng bệnh thế nào?

Virus Zika gây tật đầu nhỏ ở trẻ nguy hiểm ra sao và phòng bệnh thế nào?

Mới đây Việt Nam ghi nhận trường hợp bệnh nhân mắc virus Zika một căn bệnh gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, vậy bệnh nguy hiểm như thế nào, cơ chế lây bệnh ra sao và làm gì để phòng bệnh?

Virus Zika gây tật đầu nhỏ ở trẻ nguy hiểm ra sao và phòng bệnh thế nào?

Virus Zika gây tật đầu nhỏ ở trẻ nguy hiểm ra sao và phòng bệnh thế nào?

Virus Zika là gì và nguy hiểm như thế nào?

Theo bác sĩ tư vấn, virus Zika còn được gọi là bệnh do virus Zika hoặc Zika gây ra dịch bệnh zika. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền, chủ yếu gặp ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh nhân nhiễm virus Zika khi mang thai có thể dẫn đến xảy thai hoặc gây ra tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, một tình trạng não bẩm sinh có khả năng gây tử vong.

Bác sĩ Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh do virus Zika có thể gây ra các rối loạn thần kinh khác như hội chứng Guillain-Barre đặc trưng bởi rối loạn nghiêm trọng hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì thế điều quan trọng là cần phải chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh này.

Bệnh do virus Zika được phát hiện lần đầu tiên trên người năm 1952 tại Uganda và Cộng Hòa Tanzania. Ổ dịch được ghi nhận ở châu Phi, Châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh virus Zika không rõ nhưng có thể là một vài ngày.

Triệu chứng và các con đường lây nhiễm của virus Zika

Theo bác sĩ tư vấn, triệu chứng nhiễm virus Zika cũng tương tự như nhiễm trùng do các virus arbo khác như sốt xuất huyết dengue, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, nổi ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp và đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng này biểu hiện thường nhẹ và kéo dài từ 2 – 7 ngày.

Con đường lây truyền: bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, virus Zika lây truyền từ người sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh họ Aedes, chủ yếu là Aedes Aegypti ở vùng nhiệt đới. Loại muỗi này cũng là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và sốt vàng.

Virus Zika cũng có thể lây truyền từ người mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc thông qua truyền máu hay quan hệ tình dục.

Các chuyên gia cho biết, virus Zika có liên quan đến biến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm bằng phương pháp PCR và phân lập virus từ mẫu máu.

Bệnh do virus Zika gây ra lây qua đường muỗi đốt

Bệnh do virus Zika gây ra lây qua đường muỗi đốt

Cách phòng bệnh do virus Zika như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng bệnh do virus Zika đó là giảm sự tiếp xúc giữa người và muỗi. Chúng ta có thể sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo dài tay (tốt nhất nên mặc đồ sáng màu), che đi các phần của cơ thể càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác như đóng cửa số, ngủ trong màn chống muỗi, không để muỗi sinh sôi phát triển bằng cách dọn dẹp vệ sinh môi trường, nhà cửa, làm sạch các vật dụng chứa nước như xô, chậu, bình hoa…

Theo bác sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược, bệnh do virus Zika thường nhẹ và không cần thuốc đặc biệt điều trị. Người bệnh cần uống đủ nước, nghỉ ngơi, điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau bằng các loại thuốc thông dụng. Khi các triệu chứng nặng hơn, cần đến các cơ sở y tế để điều trị và chăm sóc. Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh này.

Nguồn: Caodangduochoc.edu.vn tổng hợp.